Bản vẽ thiết kế – Điều cần biết trước khi xây nhà

  • Địa chỉ:
  • Hạng mục:
  • Diện tích:
  • Phòng khách:
  • Phòng ngủ:
  • Phòng tắm:
Bản vẽ thiết kế – Điều cần biết trước khi xây nhà

Bản vẽ xây dựng có thể coi là “viên gạch” đầu tiên để tạo nên một ngôi nhà đẹp và kiên cố. Thuật ngữ này khá quen thuộc với mọi người tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà gồm những gì, tầm quan trọng của thiết kế kiến trúc, đặc biệt là sự khác nhau giữa bảng vẽ thiết kế xin giấy phép và bảng vẽ thiết kế kiến trúc.

Bản vẽ thiết kế kiến trúc là gì?

Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…

Mục đích của bản vẽ xây dựng là cung cấp tài liệu đưa vào hồ sơ, hợp đồng xây dựng cho các công trình. Đồng thời, cũng cung cấp hình ảnh, nền tảng để thực hiện thi công, nhằm tránh những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình.

Có những loại bản vé xây dựng nào?

Bản vẽ kiến trúc

Phần này là kiểu dáng của ngôi nhà từ ngoài vào trong, đầu tiên là ảnh phối cảnh mặt ngoài. Ở phần này gia chủ sẽ hình thấy được kiểu dáng, màu sắc phối với nhau như thế nào, vật liệu sử dụng cho từng mảng, …để từ đó gia chủ sẽ hình dung được căn nhà mình sau khi xây dựng sẽ có hình dáng giống như vậy.

Mặt bằng từng tầng: đây là hình ảnh mặt cắt của căn nhà theo từng tầng, thể hiện vị trí kích thước của từng mảng tường, cầu thang đặt ở đâu trong nhà? Bố trí các phòng trong nhà theo từng tầng, diện tích các phòng cũng như hướng giao thông đi từ các phòng với nhau. Sẽ có từng chú thích rõ ràng để cho gia chủ có thể xem và hiểu được liền.

Bản vẽ thiết kế

Bản vẽ thiết kế được phân chia thành các danh sách bản vẽ riêng lẻ, cụ thể như:

– Bản vẽ phác thảo: Bản vẽ phác thảo hay còn gọi là bản vẽ khái niệm. Đây là kiểu bản vẽ tự do, sản xuất nhanh chóng và đơn giản để khám phá những ý tưởng ban đầu cho thiết kế. Mục đích chỉ đơn thuần là truyền đạt các nguyên tắc thiết kế cũng như khái niệm thẩm mỹ.

– Bản vẽ mặt bằng (tổng thể): Là bản vẽ thể hiện tổng thể mặt bằng tất cả diện tích xây dựng cho công trình nằm trên phạm vi đất xây dựng.

– Bản vẽ mặt bằng (sơ bộ): Thể hiện thiết kế mặt bằng riêng của từng không gian trong nhà. VD: tầng trệt, tầng áp mái, tầng lửng, mái nhà…

– Bản vẽ mặt cắt: Phần cắt của căn nhà hoặc công trình, phần móng và phần hầm tự hoại.

– Bản vẽ mặt đứng: Mặt tiền của căn nhà hoặc công trình về kích thước, hình dạng, mái nhà trên thực tế.

– Khung tên: Đây là phần khung chứa tên công ty, dùng để xin phép đóng dấu.

– Bản đồ họa vị trí: Bản đồ này thể hiện tọa độ, vị trí của khu đất xây dựng của những khu đất liền kề.

– Bản vẽ phối cảnh:​​ Là bản vẽ thể hiện tầm nhìn nhà (công trình) trong thực tế, được thể hiện dưới dạng không gian 3 chiều giúp ta có thể dễ dàng quan sát.

Sự quan trọng của bản kiến trúc khi xây nhà

Giúp gia chủ tiết kiệm và kiểm soát chi phí

Bản vẽ xây dựng giúp gia chủ dễ dàng ước lượng và tính toán chi phí cần thiết để sử dụng trong công trình. Các chi phí này thường liên quan đến vật liệu xây dựng, nội thất, các hạng mục phát sinh khác đã nằm trong dự trù tính toán…

Nếu không có bản vẽ xây dựng, gia chủ sẽ rất dễ bị động trong quá trình thi công, đặc biệt là trong trường hợp phát sinh chi phí hoặc cần phải cân bằng chi phí với những hạng mục khác.

Dễ dàng ước lượng khối lượng vật tư

Có bản vẽ xây dựng, bạn sẽ dễ dàng tính toán khối lượng vật tư cần sử dụng cho công trình, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất và rõ ràng nhất, tránh trường hợp nhà đã xây nhưng vật tư chưa đầy đủ, hoặc nhập vật tư quá nhiều dẫn đến dư thừa.

Đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình

Bản vẽ xây dựng có thể giúp gia chủ dễ dàng hình dung về công trình, ngay cả khi công trình vẫn chưa được khởi công hoặc hoàn thiện. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời về mặt thẩm mỹ nếu công trình chưa thật sự đúng ý gia chủ.