Những lưu ý khi thiết kế hệ thống điện nước cho nhà ở

  • Địa chỉ:
  • Hạng mục:
  • Diện tích:
  • Phòng khách:
  • Phòng ngủ:
  • Phòng tắm:
Những lưu ý khi thiết kế hệ thống điện nước cho nhà ở

Trong thiết kế nhà, phần không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày chắc chắn là phần điện nước. Công việc thiết kế điện nước dân dụng trước khi xây sẽ mang đến sự đơn giản cho quá trình thi công điện nước. Đặc biệt, trong thiết kế điện nước luôn có những yêu cầu và những nguyên tắc cần phải chú ý. Nếu không được làm đúng ngay từ những bước đầu tiên thì việc thi công, sửa chữa sau này sẽ vô cùng khó khăn và phức tạp.

Vì sao nên thiết kế điện nước trong quá trình thi công

Trong thiết kế thi công nhà ở có nhiều hạng mục cần quan tâm, trong đó thi công thiết kế điện nước là không thể tách rời. Hiện nay có nhiều thiết bị điện nước hiện đại đòi hỏi phải có thiết kế lại để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nhiều người nghĩ chỉ cần vặn vòi có nước, bật đèn sáng lên thì không cần phải thiết kế nhiều làm gì. Nhưng thực chất hệ thống điện nước cần phải được vận hành một cách khoa học, logic nên việc cần có bản thiết kế điện nước hoàn chỉnh.

Điện nước có liên quan đến kết cấu, kiến trúc, nội thất, phong thuỷ,… của ngôi nhà, nên việc thiết kế này không thể xem thường được.

Bản thiết kế dân dụng cũng như bản cam kết giữa các bên với nhau trong quá trình thi công nhà ở. Nó đảm bảo phải triển khai được tất cả những chi tiết có trên đó. Hiện nay, thiết kế bản vẽ điện nước được thi công trọn gói phải gồm 4 phần như sau:

– Hệ thống cấp và thoát nước ( Plumbing & Sanitary)
– Hệ thống điều hòa không khí trong công trình ( Air conditioning)
– Hệ thống báo động khi xảy ra cháy nổ ( Fire alarm)
– Hệ thống chữa cháy ( Fire protection)
– Hệ thống chiếu sáng ( Light System)

Thiết kế điện nước

Thiết kế hệ thống điện

Việc thiết kế hệ thống điện do người kỹ sư thiết kế có trình độ chuyên môn thực hiện, nhưng gia chủ cũng nên nắm được một số điều cơ bản để nắm tình hình thi công.

Hệ thống điện trong, ngoài nhà trước tiên phải tuyệt đối an toàn, sau đó là kinh tế, thẩm mỹ, đơn giản và tiện nghi.

Cần chú ý một số thành tựu tiên tiến như: Thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều khiển, ổ cắm đa năng,…

Nên bố trí các đường điện độc lập cho:

– Các thiết bị tiêu hao nhiều điện như: Bình nước nóng, máy điều hoà, máy bơm.
– Hệ thống ổ cắm.
– Hệ thống đèn.

Những điểm cần chú ý khi thiết kế hệ thống điện trong nhà dân dụng là:

– Đường dây cấp điện cần đi theo trục đứng nên đặt dọc cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật, không nên đi qua các phòng.
– Khi dẫn điện qua móng, tường, sàn,.. thì dây điện phải luồn qua ống cách điện và ống phải kín để tránh đọng nước.
– Đường dây điện phải tránh những chỗ tường có lỗ khoan, đóng đinh.
– Không đặt đường dây điện vào ống thông hơi để đưa điện lên mái.
– Cần hạn chế các đường điện giao nhau.
– Đường điện trong nhà thường đặt âm trong tường, khi đó dây phải cách điện tốt và thường đặt trong ống gen nhựa PVC.
– Ổ cắm điện phải đặt xa các bộ phận kim loại có tiếp xúc với đất ít nhất 0,4m.
– Công tắc điện phải đặt cao hơn nền khoảng 1,5m. Không đặt công tắc trong phòng tắm, chỗ giặt, nhà vệ sinh,…

Lưu ý khi thiết kế điện ngoài nhà

– Khoảng cách an toàn về điện phải tuân thủ theo các quy định.
– Dây điện đặt trên cột điện gần nhà phải đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn đến ban công hoặc cửa sổ cách hơn 1,5m.
– Không được đặt dây dẫn điện ngoài ngay trên mái nhà.
– Dây dẫn điện vượt qua đường phải cao hơn mặt đường: Khi có xe qua lại là 6m, không có xe qua lại là 3.5m.
– Khi chạm vào dây dẫn có cách điện đặt ngoài trời mà không cần bảo vệ phải xem như chạm vào dây trần.
– Khi đi đường dây điện qua các khu đất bên cạnh cũng phải tuân theo quy định.

Các bản vẽ cáp điện cần phải có:

– Sơ đồ nguyên lý phân phối điện.
– Mặt bằng cấp điện các tầng nhà.
– Thống kê vật liệu cần dùng.

Hệ thống cấp nước

Một số nguyên tắc khi thiết kế hệ thống cấp nước

– Đường ống đến các thiết bị dùng nước ngắn nhất.
– Các đường ống thẳng đứng thường đặt trong hộp kỹ thuật gần như các thiết bị dùng nhiều nước, các đường ống nằm ngang thường đặt âm trong tường, do vậy ống phải thực sự tốt, các mối nối phải khít.
– Phải thiết kế như thế nào để dễ quản lý, sử dụng, kiểm tra và sửa chữa.
– Không đặt đường ống qua phòng ở.
– Mỗi đường nhánh không phục vụ quá 5 thiết bị dùng nước.
– Nên có bể chìm để dự trữ nước và bơm lên bể trên cao để dùng thuận tiện và thoát được các chất khử trùng. Đường ống để bơm nước lên bể chứa trên cao và đường ống cấp thoát nước đến các thiết bị nên làm riêng, nếu làm chung thì phải có van một chiều ở vị trí trên máy bơm.
– Đường ống nước đi qua các khu đất bên cạnh cũng phải tuân theo quy định.
– Tiêu chuẩn dùng nước trung bình mỗi người một ngày đêm là 0,2m3.

Các bản vẽ cấp nước bao gồm:

– Sơ đồ hệ thống cấp nước toàn nhà.
– Mặt bằng cấp nước các tầng nhà.
– Thống kê vật liệu cấp nước cần dùng.

Thiết kế hệ thống thoát nước

Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước

– Đường ống phải lớn để nước có thể chảy tự do, lại có nhiều chỗ góc,…
– Hệ thống đường thoát nước phải có hai loại: Thoát nước buồng xí và thoát nước mưa. Dẫn vào bể tự hoại và dẫn trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng. Không được dùng chung cho 2 loại này vì nước xà phòng, chất tẩy ở 1 trong 2 loại va vào nhau sẽ làm cứng, làm đầy bể tự hoại.
– Đường kính tối thiểu cho các loại ống thoát nước là 100mm, 75mm.
– Đường ống thẳng đứng loại 1 đặt dưới buồng xí, loại 2 đặt gần nơi thải nước nhiều, đặt trong hộp kỹ thuật.
– Độ dốc của ống nằm ngang lớn hơn 3.5%. Các ống nằm ngang qua móng, tường có thể đặt trên hoặc dưới mực nước ngầm.
– Phải có lưới chắn rác trên đầu loại 2, ở mái nên dùng chắn rác hình cầu. Ở buồng xí, buồng tắm, bếp dùng loại có nắp chụp để tránh mùi hôi thối dưới cống rãnh bốc lên.
– Đảm bảo chất lượng để dùng được lâu dài.
– Đường ống thoát nước đứng phải tuân thủ quy định.

Nguyên tắc thiết kế điện nước để chống sét và nối đất

– Đất dùng để lấp bộ phận nối đất phải không lẫn sỏi đá gạch vỡ mà phải tới.
– Khoảng cách giữa 2 kẹp định tại độ cao 1,5m so với cốt -0,75
– Tuân thủ theo quy định trong tiêu chuẩn chống sét hiện hành 20 TCN 46-48, với khoảng cách an toàn giữa bộ phận nối đất với cáp điện, ống nước.
– Tiến hành đặt cố định cáp thoát sét và hộp kiểm tra trước khi thi công phần trát tường.
– Tiến hành đo kiểm tra điện trở nối đất (RND) sau khi tiến hành nối xong hệ thống chống sét cần lưu ý nó không vượt quá giá trị 10Ω đối với đất chống sét và 4Ω đối với nồi đất an toàn điện.

Lưu ý: Nên sử dụng công nghệ mới cho thiết bị bảo vệ tự động, công tắc từ xa, dây chống cháy, ổ cắm đa năng,… Nên bố trí các đường dây điện độc lập: Bình nước nóng, máy điều hoà, máy bơm, tủ lạnh, hệ thống ổ cắm, hệ thống đèn.

Lưu ý khi thiết kế điện nước

Thứ nhất, bao quát tổng thể và xem xét nhu cầu sử dụng. Phải hiểu được nhu cầu sử dụng của gia đình để biết cần lắp đặt và thiết kế phù hợp, cần ưu tiên vận dụng thiết yếu trước, sau đó mới đến những thiết bị quan trọng hơn. Cần có phương án dự trù cho hệ thống khi lắp đặt dự phòng trục trặc sau này và đồng thời đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, dễ dàng sửa chữa và bảo dưỡng sau này.

Thứ hai, cần chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật. Với ngôi nhà nhỏ cần những thiết bị cơ bản như ổ điện, đường nước trong nhà tắm thì bản thiết kế không cần quá chi tiết. Nhưng nếu yêu cầu tính thẩm mỹ kết hợp nội thất và hệ thống điện nước thì đòi hỏi bản vẽ kỹ thuật. Bởi:

– Bản vẽ thiết kế điện nước sẽ giúp bạn tính toán được các thiết bị, vị trí đặt phù hợp, đảm bảo thẩm mỹ và hài hoà cho nội thất.
– Nó giúp bạn tính toán được năng lực chịu dải và chọn đường dây phù hợp đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị điện trong nhà, không gây lãng phí.

Thứ ba, đồng bộ thiết kế và thi công. Để không gây hậu quả đáng tiếc, khó khăn cho việc sửa chữa nên đồng bộ thiết kế và thi công để đảm bảo an toàn, tiết kiệm cho gia đình.

Thứ tư, lựa chọn trang thiết bị theo nhu cầu phù hợp. Các thiết bị điện nước phải được quy định rõ ràng về công suất, sức tải, định mức, cách lắp đặt và c

ác điều kiện phù hợp để đảm bảo an toàn, công năng sử dụng và tính thẩm mỹ.

Cuối cùng, chọn đơn vị thi công tốt nhất. Giá thiết kế điện nước tùy thuộc vào đơn vị thi công cũng như diện tích nhà của bạn. Vì vậy bạn cần tìm đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng của công trình.

Nhiều người khu xây nhà thường không quan tâm đến thiết kế điện nước vì họ không hiểu trong quá trình đó cần làm gì nên thường giao thẳng cho bên thi công. Một số nhà thầu không có tâm sẽ gây ra nhiều bất cập bất tiện trong sinh hoạt và những lãng phí không cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể hiểu thêm về những nguyên tắc, lưu ý khi thiết kế điện nước.