Xác định nhu cầu trước khi xây nhà
- Địa chỉ:
- Hạng mục:
- Diện tích:
- Phòng khách:
- Phòng ngủ:
- Phòng tắm:
Xây dựng một ngôi nhà không chỉ là việc tạo ra một không gian sống, mà còn là quá trình hiện thực hóa ước mơ và phong cách sống của bạn. Để đảm bảo rằng ngôi nhà hoàn thiện không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà còn mang lại sự hài lòng trọn vẹn, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ bước đầu tiên.
1. Xác định số người, độ tuổi và thời gian lưu trú trong gia đình
Một trong những việc quan trọng nhất trong một công trình kiến trúc là xác định đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng của công trình.
– Ông bà: Thường sẽ cần một phòng ngủ ở tầng trệt do việc lên xuống cầu thang gặp khó khăn vì vấn đề tuổi tác bố trí vệ sinh trong phòng để thuận tiện sử dụng và dọn dẹp.
– Vợ chồng gia chủ: Thường được gọi là phòng Master sẽ là phòng ngủ đẹp nhất, rộng nhất và tiện nghi nhất trong nhà, vị trí thường dễ dàng quan sát cả căn nhà và quản lý con cái. Có vệ sinh riêng để phục vụ cho việc sinh hoạt vợ chồng.
– Con cái: Tùy theo độ tuổi, giới tính và giới hạn ngân sách cũng như diện tích có thể cho hai con ở chung một phòng hoặc mỗi con một phòng riêng, có vệ sinh riêng hoặc chung.
– Phòng cho khách: Nếu gia chủ có nhiều bạn bè, người nhà hay ghé thăm thì nên chuẩn bị trước một phòng ngủ cho khách ở lại qua đêm khi cần thiết.
2. Xác định nhu cầu sử dụng của gia đình
Không gian sử dụng là điều rất quan trọng với bất kỳ gia đình nào. Tuy nhiên, một ngôi nhà quá lớn với nhiều diện tích không sử dụng đến, sẽ tạo ra sự lãng phí cả không gian lẫn kinh phí trong việc xây dựng, trang trí, lắp các thiết bị cần thiết…
Vậy nên, khi có kế hoạch xây nhà, bạn nên xem xét và tính toán cẩn thận đến nhu cầu sử dụng của cả gia đình. Thay vì xây một ngôi nhà có nhiều phòng nhỏ, thì hãy xây số phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
3. Xác định phong cách thiết kế
Phòng cách thiết kế phản ánh nhu cầu thẩm mỹ của gia chủ và nó có ảnh hưởng nhiều đến giá thành xây dựng.
Phong cách kiến trúc thường quyết định nhiều bởi khí hậu địa phương, đại lý văn hóa và thói quen sinh hoạt của khu vực đó vì thế không phải phong cách nào cũng phù hợp với bạn (ví dụ khí hậu ở vùng lạnh người ta thiên về chống lạnh, còn vùng nóng thiên về chống nóng, vùng mưa nhiều thiên về chống thấm và ẩm ướt…).
4. Một vài không gian chức năng trong thiết kế nhà ở hiện đại
Tiền phòng: Là khu vực trước khi bước vào nhà thường là để áo mưa, mũ nón, cũng là không gian chuyển tiếp giữa bên ngoài và bên trong, là nút giao thông đầu tiên của nhà dẫn đến các phòng khác trong nhà.
Khu vực đỗ xe: khu vực để xe thường có cửa ngăn với các không gian bên trong nhà, tùy an ninh khu vực và kiến trúc căn nhà có nơi cần làm mái có nơi không cần, có thể kết hợp với sân vườn hoặc tiền phòng.
Phòng khách: là một không gian xây dựng được bố trí trong ngôi nhà nhằm mục đích để chủ nhân ngôi nhà tiếp đãi khách hoặc sử dụng làm không gian sinh hoạt chung cho các thành viên trong gia đình. Phòng khách cũng thường được kết hợp với phòng ăn và phòng bếp vì 3 phòng này đều là không gian đối ngoại để tiết kiệm diện tích cho cảm giác rộng hơn.
Phòng ăn: có 3 loại không gian ăn phổ biến là phòng ăn trong nhà, không gian ăn ngoài trời (có thể ở sân vườn hoặc sân thượng để tổ chức BBQ) không gian ăn nửa trong nhà nửa ngoài trời. Phòng ăn cũng là không gian đối ngoại của gia đình.
Phòng bếp: là khu vực quan trọng trong nhà phòng này đòi hỏi phải có ánh sáng và thông gió tự nhiên để đảm bảo vệ sinh và không bị mùi. Bếp có 3 khu chính: khu sơ chế, khu khô và khu ướt.
Phòng ngủ: là một căn phòng riêng được thiết kế, bố trí để làm nơi mọi người đi ngủ vào ban đêm hoặc nghỉ ngơi, thư giãn trong ngày. Phòng ngủ là một trong những căn phòng giữ vị trí quan trọng trong ngôi nhà với chức năng thư giãn, nghỉ ngơi, để lấy lại sức khỏe sau cả ngày làm việc căng thẳng hoặc khi cần không gian yên tĩnh.
Phòng thờ: vị trí thích hợp nhất để đặt phòng thờ là căn phòng ở tầng cao nhất. Nếu nhà không xây tầng, chỉ là nhà cấp 4 hoặc nhà ba gian thì bàn thờ nên đặt ở phòng khách, ngay vị trí chính giữa (trung tâm). Phòng thờ luôn phải có cửa sổ thông thoáng, nơi đón nhận ánh sáng tự nhiên và luồng gió mát.
Phòng tắm: là một căn phòng được thiết kế xây dựng, bố trí để phục vụ cho nhu cầu tắm rửa, vệ sinh hay thư giãn của con người; đây là một cấu trúc phòng tương đối khép kín để cá nhân có chút riêng tư.
Xác nhận được tất cả những yêu cầu phù hợp với các thành viên trong gia đình sẽ giúp gia chủ có sự chủ động và tính toán rõ ràng hơn khi thiết kế căn nhà đúng với thẩm mỹ và sử thích của mình.