Thiết kế kết cấu nhà ở

  • Địa chỉ:
  • Hạng mục:
  • Diện tích:
  • Phòng khách:
  • Phòng ngủ:
  • Phòng tắm:
Thiết kế kết cấu nhà ở

Một ngôi nhà gồm nhiều bộ phận cấu tạo nên, mỗi bộ phận có một chức năng và yêu cầu kỹ thuật riêng. Các bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau để cấu thành một ngôi nhà hoàn chỉnh chắc chắn. Nếu chỉ một bộ phận làm sai nhiệm vụ của mình sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Một ngôi nhà có cấu tạo như thế nào?

Dựa vào chức năng và nhiệm của các bộ phận, ngôi nhà được cấu tạo từ 2 nhóm chính:

Các kết cấu chịu lực: là những kết cấu sẽ gánh tất cả các loại tải trọng tác động lên nó để truyền xuống đất

​- Các kết cấu chịu lực đứng: tường, cột, máng,…

– Các kết cấu chịu lực ngang: dàn, vi kèo, dầm, bản panel, tấm đan,…

Các kết cấu bao che: là những kết cấu làm nhiệm vụ phân chia nhà thành từng không gian nhỏ, bên trong cũng như bên ngoài: các vách ngăn, sàn, mái, cửa sổ, cửa đi,…

Ngoài ra, còn có những kết cấu thực hiện 2 chức năng cùng 1 lúc như: tường, sàn, mái

Một ngôi nhà có cấu trúc như thế nào?

Cấu trúc của một ngôi nhà gồm 3 phần cơ bản: phần móng, phần thân và phần mái. Mỗi phần được cấu tạo từ những kết cấu chịu lực và bao che riêng.

Phần móng

​Móng nhà là thành phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên. Nên người ta hay thường nói, “móng nhà chính là cơ sở, nền tảng của một ngôi nhà vững chắc”. Vì thế xây dựng móng cần ổn định, bền chắc, chống ẩm, chống thấm nước và chống ăn mòn.

Móng bao gồm tường móng, trụ móng và đế móng.

Tường: là thành phần cấu tạo chính tạo ra không gian trên mặt đất. Nhờ có tường mà chúng ta có thể phân biệt không gian giữa bên trong và bên ngoài căn nhà, giữa phòng này và phòng khác. Tường đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và những cấu kiện khác.

Theo vị trí, tường được chia ra:

+ Tường bao: giúp che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong bởi thời tiết

+ Tường ngăn: giúp ngăn cách giữa các phòng

Theo chức năng mà tường được chia ra:

+ Tường chịu lực: Tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.

+ Tường không chịu lực: Tường chỉ chịu tải trọng bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trở thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí thay đổi để phù hợp với ý thích hoàn cảnh.

Sàn: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và lớp đỡ lát. Sàn tựa trên tường chịu lực và trên các dầm của khung chịu lực .

Cầu thang: là bộ phận dùng để đi lại giữa các tầng trong nhà, cầu thang ngoài giữa sân với trong nhà.

Phần mái:

Mái nhà là bộ phận ở trên cùng của ngôi nhà, làm nhiệm vụ che chở cho ngôi nhà khỏi bị ảnh hưởng của nắng, mưa và điều kiện tự nhiên bên ngoài nói chung.

Mái che cũng được chia ra thành 2 bộ phận chính:

Các cấu trúc chịu lực: gồm vỉ kèo, dầm, dàn, vỏ,….

Các bộ phận lợp: gồm giá đỡ như cầu phong, litô trong mái ngói và các vật liệu không thấm nước khác như ngói, tấm fibro xi măng, tôn lượn sóng, giấy dầu, bê tông chống thấm,..

Phần mái che đưa ra trước ngôi nhà để không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống. Nước mưa tập trung vào hệ thống máng tôn, sau đó chảy vào ống đứng và đổ vào hệ thống thoát nước.

Cửa trời hay còn gọi là giếng trời dùng để chiếu sáng phần tầng áp mái.

Trên đây là những kiến thức về cấu trúc và chi tiết cơ bản nhất của một ngôi nhà dân dụng. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về xây dựng nhà ở và tích lũy được kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng ngôi nhà của mình.