Xây nhà thế nào để không ảnh hưởng đến nhà liền kề

  • Địa chỉ:
  • Hạng mục:
  • Diện tích:
  • Phòng khách:
  • Phòng ngủ:
  • Phòng tắm:
Xây nhà thế nào để không ảnh hưởng đến nhà liền kề

Xây nhà là công việc cần chuẩn bị chu đáo nhiều mặt như thiết kế, tài chính, thời gian, phong thủy… Bất kỳ sự trục trặc, gián đoạn nào xảy ra trong thi công cũng là điều cấm kỵ, nên tránh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn xây dựng như: Thiếu hụt tài chính, thiếu hụt nguyên vật liệu, thiếu nhân công, khúc mắc giữa đơn vị thi công với chủ nhà… đặc biệt, thường xuyên gặp phải là việc khiếu nại của nhà hàng xóm đến cơ quan chức năng.

𝐓𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐥𝐚̀ 𝐱𝐚̂𝐲 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐠𝐚̂𝐲 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐤𝐞̂̀? 

Những trường hợp được xem là xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề xung quanh có thể kể đến như:

– Xây nhà làm nứt tường, nứt vách, gây thấm nước, dột nhà liền kề.

– Xây nhà dựng tường làm hở dầm móng, ảnh hưởng đến liên kết giữa tường và đất nền nhà liền kề.

– Làm vỡ, nứt, đứt đường ống nước và đường dây điện nhà liền kề.

– Xây nhà làm móng gây sụt lún, đội lên, làm nghiêng hoặc lún nhà bên cạnh.

– Máy móc thiết bị làm ổn nghiêm trọng hoặc vật liệu xây dựng rơi vương vãi.

Trường hợp nhà liền kề xây đã nhiều năm, nền đất đã yếu. Khi tiến hành ép cọc sâu xuống nền đất sẽ làm khối đất bị dâng lên. Việc này sẽ khiến chèn ép lên các móng nhà liền kề. Hậu quả dẫn tới các nhà bên sẽ bị sụt lún, nghiêng, nứt tường, đội nền… Những ngôi nhà sử dụng móng nông thì nguy hiểm càng cao.

𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐤𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐱𝐚̂𝐲 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐠𝐚̂𝐲 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐤𝐞̂̀

Việc xây dựng nhà dễ làm ảnh hưởng đến nhà liền kề tại Việt Nam là do vấn đề địa chất của nước ta. Dưới lớp đất sét có một tầng bùn khá sâu nên xây những ngôi nhà cao tầng sẽ gây ra mối nguy hiểm lớn như dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh.

Cụ thể, xây nhà làm nghiêng nhà hàng xóm, hay thậm chí lún nhà bên cạnh. Kết cấu nhà không bền, dễ xảy ra sụt lún, nứt tường, đội nền, nghiêng… Khi xây nhà cao tầng tại các thành phố lớn, các gia chủ phải sử dụng kỹ thuật ép cọc làm móng sâu. Với địa chất như ở Việt Nam, việc ép cọc làm móng sâu sẽ khiến nhà liền kề nứt, bong đội nền, lún…

Bên cạnh đó, đường dây điện đi âm trong tường dễ bị rò rỉ và đường ống thoát nước dễ bị vỡ… Nếu xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề, gây ra mâu thuẫn giữa hàng xóm láng giềng và gây ra rối loạn tới an ninh trật tự xã hội, gia chủ sẽ bị xử phạt theo luật đền bù xây dựng.

Theo quy định của pháp luật, khi xây nhà cần phải đảm bảo vấn đề an toàn trong xây dựng, đảm bảo độ cao của công trình, khoảng cách giữa các nhà, không được xâm phạm quyền sở hữu bất động sản liền kề và không được lấn chiếm phần đất thuộc quyền sở hữu của người khác.

Bởi vậy, trước khi làm móng xây nhà mới, cần khảo sát địa chất một cách kỹ càng. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến nhà liền kề và rất dễ vướng phải những tình huống rủi ro cao.

𝐋𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐱𝐚̂𝐲 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐠𝐚̂𝐲 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐤𝐞̂̀?

Việc xây nhà thường dễ ảnh hưởng đến nhà xung quanh, tuy nhiên gia chủ có thể tránh các tình huống này bằng một số biện pháp hiệu quả sau đây:

𝑻𝒖𝒂̂𝒏 𝒕𝒉𝒖̉ 𝒒𝒖𝒚 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒙𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈

Luật xây dựng có những quy định cụ thể về độ cao nhà ở, khoảng cách giữa các công trình liền kề… Do đó, khi xây dựng nhà ở, các gia chủ cần phải tuân thủ những quy định trên. Theo Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015, các cá nhân, đơn vị có nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng.

Cụ thể, khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh. Trong trường hợp xảy ra sự cố, cần phải tiến hành tháo dỡ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ nhà công trình bị ảnh hưởng.

𝑲𝒉𝒂̉𝒐 𝒔𝒂́𝒕 đ𝒊̣𝒂 𝒄𝒉𝒂̂́𝒕 𝒏𝒐̛𝒊 𝒙𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉

Trước khi xây dựng nhà ở, các công trình bất động sản, gia chủ cần khảo sát địa chất nơi xây dựng và lập hồ sơ chi tiết. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng, cần có một đơn vị giám sát và theo dõi tình hình để tránh những vấn đề bất thường có thể xảy ra.

𝑪𝒐́ 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒄𝒉𝒆 𝒄𝒉𝒂̆́𝒏, 𝒃𝒂̉𝒐 𝒗𝒆̣̂ 𝒎𝒐̂𝒊 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈

Đơn vị thi công xây dựng nhà ở cần thực hiện các biện pháp che chắn và bảo vệ môi trường để tránh làm rơi vãi các vật liệu xây dựng sang nhà liền kề. Những trường hợp vi phạm sẽ bị phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

𝑳𝒖̛̣𝒂 𝒄𝒉𝒐̣𝒏 𝒈𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒍𝒂̀𝒎 𝒎𝒐́𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒖̀ 𝒉𝒐̛̣𝒑

Để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới kết cấu, chất lượng công trình đang xây dựng và nhà ở liền kề, đơn vị thi công cần lựa chọn giải pháp đào móng và gia công móng phù hợp.

Một trong những biện pháp hiệu quả hiện nay là móng cọc khoan nhồi. Do mức chịu tải cao và độ chấn động nhỏ nên phương án này có thể tránh được vấn đề sụt lún nhà liền kề.