Lý Do Nứt Bê Tông Ngay Từ Khi Mới Đổ Và Cách Khắc Phục
Có rất nhiều công trình xây dựng ngay sau khi bê tông vừa khô đã xuất hiện nhiều nết nứt gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến cả công trình. Vậy nguyên nhân dẫn đến nứt bê tông sớm như vậy là gì? cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Kiến Trúc ADF tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Kinh nghiệm lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng
- Dịch vụ hoàn thiện nhà trọn gói
- Những lưu ý khi xây dựng giếng trời
Trong giai đoạn xây thô công trình nhà ở, tòa nhà, biệt thự… khâu quan trọng nhất là khâu đổ bê tông cốt thép cho các cấu kiện móng, đà, dầm, sàn…, bởi yêu cầu kỹ thuật và chất lượng được đặt lên hàng đầu. Chất lượng bê tông là yếu tố then chốt để có được một ngôi nhà vững chắc. Do đó, không chỉ cần thi công đúng kỹ thuật và chọn vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn mà bảo dưỡng bê tông sau khi đổ cũng quan trọng không kém.
Nguyên nhân dẫn đến nứt bê tông
Trong số các nguyên nhân khiến bê tông đổ không đạt chất lượng, có nguyên nhân đổ bê tông lúc trời nắng gắt nên vữa bê tông bị hút hết nước trong khi chưa đủ thời gian ninh kết, do vậy sẽ xuất hiện nhiều vết rỗ, vết nứt. Môi trường lý tưởng cho bê tông là độ ẩm: bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Bê tông đổ xong dù đã se mặt, thậm chí bề ngoài có vẻ đông cứng nhưng quá trình thủy hóa bên trong vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ.
Cách khắc phục
Có thể giữ cho bê tông ướt bằng nhiều cách như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước sàn mái, phủ bạt tránh nắng. Một phần bê tông bị khô không đều sẽ dễ dẫn đến những hiện tượng như: rạn chân chim, nứt nẻ, … đó cũng chính là nguyên nhân gây ngấm, thấm sau này.
Một cách bảo dưỡng bê tông đơn giản là giữ nguyên cốp pha không tháo dỡ. Cốp pha có tác dụng duy trì hơi ẩm rất tốt. Có thể kết hợp phun nước trực tiếp vào cốp pha để tăng cường lượng hơi ẩm. Bề mặt bê tông lộ ra khỏi cốp pha cần được bảo vệ, giữ ẩm bằng các tấm phủ. Ván cốp pha phải được tưới đẫm nước. Nếu thời tiết nóng, phải bảo dưỡng liên tục trong vòng một tuần đầu.
Phun nước vào cốp pha gỗ là cách giữ ẩm hiệu quả nhất. Lưu ý: phải phun đều, không để sót diện tích nào bị khô vì sẽ gây nứt nẻ, rạn chân chim trên bề mặt, và phun nước với tia nhỏ liên tục theo chu kỳ không đổi.
Trời mưa sau khi đổ bê tông có thuận lợi là tạo độ ẩm, nhưng khi nắng lên vẫn cần phải tưới nước bổ sung ngay. Nếu đổ bê tông sàn mái bằng có thể xây hàng gạch be bờ để ngâm nước xi măng.
Trong bảy ngày đầu sau khi đổ bê tông, ban ngày cần tưới 3 giờ/lần, ban đêm tưới ít nhất một lần. Từ 14-18 ngày phải tưới ít nhất ba lần mỗi ngày đêm. Công việc bảo dưỡng phải duy trì điều đặn trong vòng một tuần lễ sau ngày đổ bê tông. Nếu trời mát hơn có thể giảm bớt số lần tưới, nhưng trời nắng nóng phải tưới thường xuyên và kéo dài hơn.
Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường bê tông đạt yêu cầu trong thời gian 21-30 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Cần chú ý rằng khi đó bê tông mới chỉ đạt đến cường độ chịu tĩnh tải (chịu trọng lượng bản thân), phải rất lâu sau mới chịu được hoạt (tải trọng lượng của các đồ đạc, thiết bị… trong nhà). Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm, nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm bằng cây chống.
Qua những chia sẻ trên đây bạn có thể hiểu được nguyên nhân vì sao nứt bê tông dễ xảy ra sau khi đổ. Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và có năng lực quản lý thì có thể tự thực hiện việc xây nhà. Còn nếu như bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì tốt nhất bạn nên tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ xây nhà trọn gói uy tín, đảm bảo mọi việc được diễn ra đồng bộ hơn, theo đúng với trình tự, kiểm soát được chi phí và không làm bạn tốn nhiều thời gian, mang lại công trình như ý.
Hãy liên hệ ngay với Kiến Trúc ADF chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết!