05 Bước Quan Trọng Cần Chuẩn Bị Trước Khi Xây Nhà 2021
Xây nhà 2021 là một việc vô cùng quan trọng nên bạn cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào thi công xây dựng. Hãy lưu ý 05 điều sau đây để việc xây nhà diễn ra thuận lợi nhất.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng
- Dịch vụ hoàn thiện nhà trọn gói
- Những lưu ý khi xây dựng giếng trời
1. Lên kế hoạch tài chính trước khi xây nhà 2021
Bạn sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính cho việc xây nhà:
- Ước tính chi phí chuẩn bị: cho việc xây dựng căn nhà mơ ước, chi phí thiết kế, chi phí xin phép xây dựng, chi phí chuyển đồ qua vị trí ở tạm trong thời gian thi công,…
- Ước tính chi phí Xây dựng cơ bản: đây là chi phí dùng để xây dựng toàn bộ ngôi nhà bạn bao gồm phần xây thô, trang trí nội thất, gạch, đá ốp lát….. Cách tính nhanh và phổ biến hiện nay là tính theo diện tích m2.
- Ước tính chi phí mua sắm đồ nội thất và đồ dùng trong nhà: Lập danh sách các thiết bị, đồ đạc cần phải trang bị: Bàn ghế, so fa, máy lạnh, bếp ga, tủ lạnh ti vi, thiết bị gia dụng cần thiết. Một điều lưu ý những thiết bị, đồ đạc này không thuộc vào phần kinh phí xây dựng. Bạn nên dự trù kinh phí trước tránh tình trạng sau khi xây dựng xong ngôi nhà mơ ước lại thiếu kinh phí trang bị những vật dụng làm tô điểm thêm vẻ đẹp căn nhà, ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống của bạn.
Dự trù kinh phí cho các công đoạn xây nhà khi có phát sinh
Hầu hết mọi người khi xây đều có suy nghĩ “làm nhà là công việc cả đời” nên lúc nào cũng muốn “Cố thêm một chút nữa” nên hay phát sinh kinh phí xây dựng, nhất là các loại vật liệu xây dựng hoàn thiện. Nếu tiềm lực tài chính của bạn chưa thực sự thoải mái, nên bám sát theo kịch bản về chi phí mà bạn đã đề ra để tránh phát sinh.
Bạn có thể làm việc với đơn vị thi công xây dựng nhà trọn gói uy tín để tránh được phát sinh kinh phí khi xây dựng.
2. Làm việc với kiến trúc sư khi muốn xây nhà 2021
Xác định ý tưởng kiến trúc, nhu cầu và công năng sử dụng: Bạn trung thành với kiểu truyền thống, hay bạn yêu thích nét trẻ trung nhẹ nhàng mà quyến rũ, hay bạn là người của trào lưu hiện đại.
Bạn hãy trao đổi tường tận với kiến trúc sư về gu thẩm mỹ của bạn và gia đình bạn, cũng như tất cả ý tưởng, nhu cầu, công năng sử dụng của bạn và gia đình. Bên cạnh đó còn cả những vấn đề về nhu cầu bố trí phòng ốc, bếp, hướng nhà, hướng cửa theo phong thủy,…
Sau khi trình bày ý kiến của bạn, nên lắng nghe lời khuyên của KTS. Nếu yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu về mỹ thuật và yêu cầu về an toàn chịu lực thì không nên làm.
Xác định chính xác chức năng sử dụng:
- Chỉ đơn thuần là để ở
- Ở kết hợp với kinh doanh
- Chỉ để kinh doanh
- Xây nhà cho thuê phòng trọ hoặc vừa để ở một phần vừa cho thuê phòng trọ.
Xác định nhu cầu cơ bản của gia đình khi xây nhà 2021 như:
- Số lượng phòng, diện tích và vị trí của các phòng.
- Phong cách và vận dụng trang trí nội thất sẽ sử dụng.
- Không gian dự trữ khác: phòng thờ, nhà xe, vườn nhỏ, sân phơi, bồn chưa nước,…
- Lưu ý về những thay đổi trong tương lai: gia đình có thêm người.
Bạn cũng nên tham khảo tất cả các thành viên trong gia đình trước khi thông qua những kế hoạch lần cuối. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tất cả thông tin được đề cập ở trên. Tập hợp và ghi lại tất cả các thông tin để sau này làm việc với kiến trúc sư.
3. Lựa chọn Vật liệu xây dựng
Nếu nói rằng bản vẽ thiết kế nhà đẹp là ý tưởng, thì vật liệu đẹp sẽ biến ý tưởng ngôi nhà đó thành hiện thực. Một ngôi nhà chỉ đẹp và bền vững chỉ khi Bạn chọn được vật liệu xây dựng phù hợp. Vật liệu xây dựng đắt tiền chưa hẳn đã đẹp và tốt. Hãy biết sử dụng vật liệu xây dựng đúng cách để là Chủ đầu tư thông thái.
Để lựa chọn vật liệu xây dựng tốt, đáp ứng yêu cầu, bạn cần đảm bảo:
- Lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên vật liệu xây dựng uy tín, có thương hiệu
- Nên mua và chuẩn bị trước một nửa lượng vật liệu xây dựng cần thiết
- Tìm hiểu đặc tính của từng loại nguyên vật liệu để mua sản phẩm thích hợp với từng vị trí sử dụng trong công trình
- Tuân thủ thiết kế: Chọn vật liệu xây dựng theo hồ sơ thiết kế và đơn vị tư vấn thiết kế sẽ tư vấn trực tiếp loại vật liệu xây dựng cần thiết sử dụng. Công việc phức tạp này sẽ được kiến trúc sư tính toán kỹ càng trong hồ sơ thiết kế.
Ví dụ:
- Thử làm rơi gạch ở độ cao khoảng 1m, gạch chất lượng đảm bảo sẽ không bị vỡ
- Ngâm gạch trong nước 24 giờ, nếu trọng lượng viên gạch tăng thêm 15% thì không nên chọn.
4. Xin cấp phép xây dựng
Quy định về việc xin cấp phép xây nhà 2021 cơ bản bao gồm:
– Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
– Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
– Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;
– Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).
Đặc biệt cần tuân thủ chặt chẽ các trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép và chờ đợi được xử lý.
5. Tìm đơn vị thi công, nhà thầu giám sát
Việc quan trọng cuối cùng là bạn cần tìm được đơn vị thi công uy tín, chất lượng cùng người giám sát công trình. Bởi trong mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát.
Giám sát thi công xây dựng công trình xây nhà cần chuẩn bị những gì là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình.
Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.
XÂY NHÀ TRỌN GÓI – Giải pháp cho người chưa có kinh nghiệm xây nhà
Xây nhà trọn gói là dịch vụ xây dựng, thi công mà ở đó, đơn vị thi công ( hay nhà thầu) sẽ đảm nhận tất cả các khâu, quá trình xây dựng ngôi nhà từ đầu cho đến cuối. Bao gồm từ công đoạn xây thô, cho đến khi hoàn thiện ngôi nhà. Đặc biệt, nếu sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói thì chủ đầu tư cũng không cần mất công sức, thời gian đi mua vật tư, hay trông coi thợ thuyền. Vì tất cả đã được giao trọn gói cho nhà thầu.
Sau khi hoàn thiện ngôi nhà, chủ đầu tư chỉ việc đưa vào sử dụng. Đặc biệt, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình với những lợi ích rất lớn:
- Tiết kiệm chi phí thiết kế, chi phí vật liệu.
- Hỗ trợ pháp lý xây dựng.
- Trách nhiệm thi công, giám sát, bảo trì quy về một chỗ.
- Tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đảm bảo được ATLĐ và vệ sinh công trình.
Hy vọng, những kinh nghiệm trên chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ các bước cần chuẩn bị trước khi xây nhà 2021 và có được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi của mình:”Có nên xây nhà trọn gói không?
Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế nhà ở, biệt thự, thi công nhà ở trọn gói mời bạn liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc!