Biện Pháp Chống Thấm Cho Tầng Hầm Nhà Cao Tầng

Đối với các công trình tòa nhà cao tầng hay chung cư, tầng hầm là một trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất bởi đây là nơi phải chịu tác động từ các mạch nước ngầm, hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng xung quanh,… Do đó mà các vị trí này cần phải được ngăn ngừa thấm dột tốt. Vậy chống thấm tầng hầm nhà cao tầng khi nào thì hợp lý? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

Xem thêm:

Kiến thức xây thô giúp chống thấm hiệu quả

Hiện tượng thấm tầng hầm thường xuyên xảy ra ở hầu hết các công trình nhà cao tầng. Thấm tầng hầm sẽ gây ẩm thấp, nấm mốc trong tầng hầm, dễ gây hỏng hóc cho các vật dụng để trong tầng hầm, lâu dài còn ảnh hưởng đến cả công trình. Vậy biện pháp nào giúp chống thấm tầng hầm hiệu quả?

Việc thi công tường tầng hầm trước hay sau thì việc chống thấm tường trước khi đưa vào sử dụng là bắt buộc. Với các công trình thi công vách hầm do thường áp dụng biện pháp đào mở và chiều sâu hầm không lớn nên việc chống thấm là không phức tạp. Bài viết này chỉ đề cập đến việc chống thấm cho các công trình có tường tầng hầm là tường vây thi công trước (Tường barret).

Nguyên nhân dẫn đến thấm tầng hầm do 2 nguồn:

Nước mặt: là nước chảy trên bề mặt đất, chủ yếu do nước mưa và nước sinh hoạtNước ngầm: nước ngầm chảy trong mạch đất

Các tấm tường vây khi thi công được liên kết với nhau bằng các gioăng chống thấm nên chất lượng gioăng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống thấm của tường vây.

Bê tông tại khu vực tấm tường vây liên kết với các tấm gioăng thường mỏng và chất lượng kém do lẫn đất và dung dịch khoan nên cũng ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của tường vây.

Ngoài ra mực nước ngầm có thể thấm ngược từ chân tường vây lên sàn hầm vào trong tầng hầm.

Hiện nay giải pháp thi công tường tầm hầm phổ biến 2 giải pháp:

Làm vách hầm (đổ vách sau khi làm móng) áp dụng cho các công trình có diện tích đất xây dựng lớn, có thể đào mở được và chủ yếu áp dụng cho công trình có từ 1 đến 3 tầng hầm.Làm tường vây (tường Barrette) thi công trước khi làm móng. Áp dụng cho mọi loại công trình kể cả có nhiều tầng hầm.

Để giải quyết các vấn đề về thấm thì trước tiên bê tông tường vây đã phải được thiết kế là bê tông có phụ gia chống thấm.

Với sàn hầm cũng phải sử dụng bê tông có phụ gia chống thấm sau đó phải có gioăng chống thấm tại các mạch ngừng, có biện pháp đánh mặt bê tông sau khi thi công để đảm bảo sự kín khít của bề mặt.

Việc xử lý thấm là quá trình diễn ra liên tục và thường xuyên và thậm chí ở nhiều công trình không thể xử lý triệt để được vấn đề.

Các biện pháp xử lý thông thường là theo dõi thấm sau đó đục bỏ khu vực nghi thấm, bơm hóa chất chuyên dụng, trám vá đổ bù bê tông.

Nếu không xử lý được triệt để thì làm rãnh thu tại chân tường rồi thu nước về ga thu tại tầng hầm.

Kết luận:

Việc thi công tầng hầm cần rất chú ý đến công tác chống thấm sau này. Đây là việc quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng công trình xây dựng. Công tác giám sát phải đạt lên hàng đầu nếu không sẽ rất tốn kém về thời gian công sức xử lý.