CÁC LOẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG THƯỜNG GẶP GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?
Xin giấy phép xây dựng là bước không thể thiếu đối với mỗi công trình. Vậy giấy phép xây dựng gồm những loại nào? Hãy cùng Kiến Trúc ADF tìm hiểu các loại giấy phép xây dựng dưới đây nhé.
Các loại giấy phép xây dựng (GPXD)
1) Các công trình cần xin GPXD
Đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân và nhà nước đại diện cho nhân dân. Các hộ gia đình, cá nhân, tập thể sở hữu đất có thể tự do cho, tặng, nhượng quyền sử dụng, xây dựng… Tuy nhiên với đất thuộc sự quản lý của nhà nước nếu có nhu cầu xây dựng thì cần xin giấy phép xây dựng và có sự cho phép của nhà nước trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng được quy định rõ trong luật.
Giấy phép xây dựng gồm có những loại sau: GPXD cho công trình mới, GPXD cho công trình cải tạo, GPXD cho công trình muốn di dời.
a) Các công trình cần xin GPXD mới
Đối với các công trình không nằm trong diện được miễn GPXD đã được quy định thì chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép như các quy định của nhà nước. Cụ thể các trường hợp phải xin mới như sau:
+ Công trình không nằm trong diện bí mật của nhà nước. Công trình nằm trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh, công trình nằm trong kế hoạch, quy hoạch.
+ Công trình không thuộc dện được nhà nước, chính phủ, Bộ trởng, Thủ trưởng cơ quan Ngang Bộ, Chủ Tịch ủy ban nhân dân các tỉnh quyết định đầu tư.
+ Công trình theo tuyến ngoài ô thị không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được các cơ quan có thẩm quyền nhà nước phê duyệt hoặc không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thuận về hướng tuyến công trình.
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt.
+ Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500 m2 không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
+ Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa
+ Công trình xây dựng chính
+ Các công trình xây dựng còn lại trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014
b) Các trường hợp công trình cải tạo, sửa chữa cần xin giấy phép xây dựng
Khi cần cải tạo, sửa chữa, các công trình cần phải chú ý những trường hợp sau:
+ Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà hậu quả dẫn đến làm thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi công năng sử dụng, làm ảnh hưởng tới môi trường và ảnh hưởng tới an toàn công trình. Ví dụ: sửa chữa nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống sưởi nền nhà,…
+ Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
c) Xin giấy phép với các công trình cần di dời
Khi cá nhân, hộ gia đình muốn di dời công trình thì bắt buộc phải ập hồ sơ xin giấy phép di dời.
Trên đây là các trường hợp cần xin giấy phép xây dựng và các loại GPXD tương ứng. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với ADF để được tư vấn.
——————————————
Liên hệ với kiến trúc ADF để được tư vấn.