Nền đất yếu và các biện pháp xử lý hiệu quả, dễ ứng dụng
Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, không thể xây dựng các công trình. Vì vậy đối với các công trình có nền đất yếu cần xử lý nghiêm túc nền móng để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, giải quyết được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu.
Xem thêm:
Một vài loại nền đất yếu thường gặp
- Đất sét mềm: dạng đất yếu thường gặp trong xây dựng. Nó bao gồm 2 thành phần: phân tán thô (hạt sét kích thước > 0,002mm và phân tán mịn (chất sét kích thước từ 2 – 0,1mm).
- Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.
- Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy hay gần bờ sông. Những công trình xây dựng trên bùn, than bùn dễ bị biến dạng do lún thẳng đứng hoặc dịch chuyển ngang.
- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.
- Đất bazan: là loại đất yếu có độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sụt.
Tùy từng khu vực mà kết cấu nền đất khác nhau mà có các cách xử lý nền đất khác nhau.
Một số biện pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả, dễ ứng dụng
ADF xin giới thiệu đến bạn một số biện pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả, dễ ứng dụng dưới đây:
Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bấc thấm (PVD)
Phương pháp bấc thấm có tác dụng thấm thẳng đứng để tăng nhanh quá trình thoát nước trong các lỗ rỗng của đất yếu, làm giảm độ rỗng, độ ẩm, đẩy nhanh quá trình cố kết, tăng khả năng chịu tải của nền đất.
Phương pháp cố kết động
Phương pháp này áp dụng để xử lý nền móng tại các lớp đất đắp chưa được đầm chặt. Đây là giải pháp xử lý nền đất khá hiệu quả với chi phí tiết kiệm. Tính hiệu quả về phương pháp này sẽ được kiểm tra bằng các thiết bị khảo sát chuyên nghiệp nên tỉ lệ sai lệch là rất thấp.
Xử lý nền móng trên nền đất yếu bằng cọc vôi, cọc đất – xi măng
Đây là phương pháp để xử lý nền móng sâu dưới đất nền, là giải pháp hữu ích, không cần thời gian chất thải, tăng cường độ ổn định của nền.
Biện pháp này cho phép nền sau khi được gia cố sử dụng bền hơn, gia tăng thời gian sử dụng móng và cả nhà ở.
Cọc vôi dùng để nén các lớp đất yếu được chặt hơn như than bùn, đất sét pha nhão. Cọc xi măng, cọc đất có khả năng xử lý lên đến 50m từ cát khô đến đất bùn, nền ngập nước.
Cách xử lý nền đất yếu bằng đệm cát
Áp dụng cho các lớp đất yếu ở trạng thái bão hoà nước (sét nhão, sét pha nhão, cát pha, bùn, than bùn…) và chiều dày các lớp đất yếu nhỏ hơn 3m. Bằng cách thay toàn bộ lớp đất yếu sát mặt nền thành lớp cát sỏi. Phương pháp dù đơn giản nhưng có hiệu quả kỹ thuật cao. Đệm cát giúp truyền tải trọng từ công trình phía trên xuống lớp đất yếu bên dưới tăng độ ổn định, tăng khả năng chịu tải của đất.
Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt
Thường dùng cho nền đất yếu nhưng có độ ẩm nhỏ (G < 0,7). Để đầm chặt lớp đất mặt, người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau, thường hay dùng nhất là phương pháp đầm xung kích bằng quả đầm trọng lượng 1 – 4 tấn (có khi 5 – 7 tấn) và đường kính không nhỏ hơn 1m.
Phương pháp gia tải nén trước
Đây là phương pháp cho nền đất yếu như than bùn, bùn sét và sét pha dẻo nhão, cát pha bão hoà nước sử dụng phổ biến cho các hộ dân ở khu vực địa chính đất sông, ven sông, ao hồ,…
Những hình ảnh thực tế thi công xử lý nền đất của xây dựng ADF
Xử lý nền đất yếu đúng cách giúp tăng sức chịu tải của nền, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường, giảm thiểu tối đa rủi ro (lún, sập,…) khi triển khai thi công. Tự hào nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với hàng trăm công trình trên khắp các tỉnh thành ADF có kinh nghiệm xử lý nhiều loại nền đất, trong có có nền đất yếu. Chúng tôi luôn đánh giá chính xác tính chất cơ lý của nền đất, địa chất của công trình, áp dụng những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế mang đến những giải pháp xử lý tối ưu, tiết kiệm chi phí, đảm bảo độ an toàn, công trình đạt chất lượng cao nhất.