5 ĐIỀU VỀ XÂY NHÀ MÓNG BĂNG BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Móng nhà là 1 bộ phận cực kỳ quan trọng của ngôi nhà, nó tiếp nhận toàn bộ trọng lượng của cả công trình. Đất thì có nhiều kiểu, đất cứng, đất yếu, địa chất ổn định hoặc dễ xô lệch. Nên vì thế, móng nhà cũng có nhiều loại để gia chủ và các KTS lựa chọn sử dụng cho phù hợp với từng mảnh đất. Móng băng dường như là 1 cái tên rất quen thuộc trong xây dựng Việt Nam, bởi nó cực kỳ phù hợp với những công trình dân dụng thấp tầng phổ biến từ 4 tầng đổ xuống. Nếu xây nhà móng băng cần biết và lưu ý điều gì, ADF mời anh/chị còn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại móng này và lựa chọn cho mình được kiểu móng phù hợp với nền đất nhà mình

1. Móng băng là gì và có công dụng như thế nào?

Móng băng là loại móng nằm dưới các cột, trụ hay tường của công trình. Thường có dạng dải trải dài, hàng dài song song hoặc giao nhau hình chữ thập. Móng thường được thiết kế dưới tường nhà, dãy cột, hoặc dưới tường rào, chắn.

Thi công móng băng được xếp vào loại móng nông. Móng được xây trên các hố đào trần, sau đó lấp đất lại. Chiều sâu chôn móng thường ở khoảng dưới 2 – 2.5m.

Khi thi công các công trình sử dụng móng băng sẽ giúp giảm áp lực lên đáy móng. Mà vẫn đảm bảo truyền tải trọng lực công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới hoặc cọc cừ tràm. Với các công trình có tầng hầm hoặc bán hầm, gara thì xây móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho chứa đồ.

5-dieu-ve-xay-nha-mong-bang-ban-can-phai-biet
Móng băng là gì?
5-dieu-ve-xay-nha-mong-bang-ban-can-phai-biet
Công trình nhà ở 3 tầng ở Lạng Sơn sử dụng móng băng

2. So sánh cấu tạo giữa móng băng với những kiểu móng khác

MÓNG BĂNG MÓNG CỌC MÓNG BÈ MÓNG ĐƠN
Thành phần, hình dáng Có lớp bê tông lót mỏng hay một bản mỏng trải rộng chạy liên tục bên dưới nền móng. Có 2 thành phần là đài và cọc. Móng có hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm được đẩy xuống đất. Có lớp bê tông mỏng trải rộng bên dưới của tất cả công trình hoặc nằm sâu dưới dầm móng Có 1 bê tông cốt thép dày và có duy nhất tạo hình trụ
Độ dày bê tông Bê tông lót:10cm Bê tông lót:10cm Bê tông sàn: 10cm Bê tông lót:10cm
Chiều cao móng tiêu chuẩn 350mm 3200mm Khoảng 1500 x (1500-1900) mm
Kích thước dầm Phổ thông là 300 x (500-800) mm Tiêu chuẩn: 300 x 700mm
Tiêu chuẩn thép bản mỏng Phổ thông: φ12a150 Thép bản mỏng có 2 lớp thép: φ12a200

 

3. Kết cấu móng băng như nào?

Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.

Mặt bằng móng băng

Mặt cắt của móng băng thường có hình chữ nhất, hình thang hoặc hình giật cấp. 

4. Ưu, nhược điểm khi xây nhà móng băng?

Ưu điểm: Móng băng có độ lún đều hơn móng đơn. Đồng thời, tải trọng chịu lực của móng lớn nên ngôi nhà không sợ lún, hay tình trạng nứt tường sẽ không xảy ra sau một thời gian dài sử dụng. 

Nhược điểm: Kết cấu móng băng chỉ phù hợp với những công trình nhà dân dụng nhỏ, như nhà cấp 4 hoặc 3, 4 tầng đổ lại vì độ sâu chôn dưới lòng đất của móng cạn nên độ chống trượt, lật hay sự ổn định kém. Bên cạnh đó, móng băng chỉ phù hợp thi công trên những nền đất cứng, với các vị trí đất nằm trong khu vực có địa chất yếu thì không thể thi công được

5. Mảnh đất như nào cần xây nhà bằng móng băng?

Như đã chia sẻ ở trên, móng băng thuộc lại móng nông, nên sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ, thấp tầng và có lớp đất nền tốt. Móng băng có tác dụng đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông phía dưới và giảm áp lực đáy móng. Nếu nền đất cứng, từ 3 – 4 tấm, nên sử dụng móng băng thay vì móng đơn vì móng băng lún đều hơn và chịu tải trọng lớn hơn. Nếu thi công trên nền đất địa chất bùn, đất yếu, không ổn định thì nên chọn phương án móng cọc thay thế.