Chia sẻ kỹ thuật đổ bê tông cột đảm bảo chất lượng kết cấu

Khi xây dựng bất kỳ công trình nào, các đơn vị xây dựng đều rất cẩn thận trong quá trình đổ bê tông cột. Vì chất lượng bê tông cột ảnh hưởng đến kết cấu vững chắc, quyết định yếu tố bền vững và thẩm mỹ cho căn nhà. Vì vậy, trong bài viết này, xây dựng ADF xin được chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về kỹ thuật đổ bê tông cột nhằm tránh những sai sót không đáng có, đảm bảo cột nhà thẳng đẹp, chịu lực tốt.

Xem thêm:

 

1. Giai đoạn chuẩn bị trước khi đổ bê tông cột

Trước khi thực hiện kỹ thuật đổ bê tông cột, bắt buộc phải có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm tránh xảy ra sai sót và đạt hiệu quả tốt nhất cho công việc. Những công việc nhà thầu cần chuẩn bị trước khi đổ bê tông cột bao gồm:

  • Tính toán nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cần sử dụng loại gì và số lượng bao nhiêu?
  • Tính toán thời gian đổ bê tông.
  • Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông.
  • Khoanh vùng khu vực đổ bê tông an toàn, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
  • Vệ sinh, dội nước cho sạch sẽ cốt thép, cốp pha.
  • Kiểm tra các khuôn đúc có đúng kích thước, nguyên vẹn hay có vấn đề gì không?
  • Kiểm tra chân cốp pha cột phải chắc chắn, đúng vị trí để đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệch. Cốp pha cột cần phải chống, rọi, neo đảm bảo không bị nghiêng, phình.
  • Kiểm tra số lượng, chất lượng vật liệu xây dựng như: xi măng, cát, đá, sắt, thép,…
  • Kiểm tra cốt thép phải đảm bảo đúng chủng loại, số lượng, buộc thép, nối, chiều dài phải theo thiết kế, được làm sạch và đánh rỉ thép.
  • Sử dụng đầm dùi (chạy bằng điện, xăng), đầm rung khi thi công đổ bê tông cột.
  • Xem dự báo thời tiết, phòng trường hợp hôm đó trời mưa thì nên chuẩn bị thêm một số vật dụng như bìa che mưa, bạt. Kiểm tra hệ thông thoát nước tránh bị ứ đọng khi bê tông mới đổ.
Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật đổ bê tông cột
Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật đổ bê tông cột

2. Hướng dẫn kỹ thuật đổ bê tông cột

2.1. Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật

Kỹ thuật đổ bê tông cột đúng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Quá trình đổ phải liên tục, không ngập ngừng hay tùy tiện ngắt. Trường hợp phải ngừng thì chọn những vị trí chịu được lực momen uốn nhỏ. 
  • Cột có chiều cao <5m và chi tiết tường có chiều cao >3m phải đổ liên tục.
  • Liên tục đổ từng đoạn 1.5m với chi tiết cột có cạnh <40cm và tường có chiều dày <15cm. Toàn bộ các cột có đai cốt thép chồng chéo.
  • Khi ngừng thi công, đảm bảo cấu tạo mạch hợp lý cho cột và tường.
  • Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật với chiều dày bê tông phải phù hợp với bán kính tác dụng của dầm.
  • Nếu ngừng đổ bê tông quá thời gian cần có những xử lý bề mặt theo tiêu chuẩn.
  • Bảo dưỡng bê tông bằng cách che chắn, chống bụi, chống trời mưa làm ướt.
Nguyên tắc đổ bê tông cột đúng kỹ thuật
Nguyên tắc đổ bê tông cột đúng kỹ thuật

2.2. Quy trình đổ bê tông cột

Đưa bê tông vào khối đổ đi qua cửa đổ với máng đổ từ từ, cẩn thận.

Đổ bê tông với chiều cao rơi tự do xuống dưới không được quá 2m tránh làm văng hết ra xung quanh.

Đưa đầm vào trong, để đầm theo phương thẳng đứng, sử dụng đầm dùi để thi công. Chiều sâu mỗi mỗi lớp bê tông được đổ chừng 30 – 50cm, thời gian tiến hành đầm đạt khoảng 20-40 giây.

Kết cấu trộn có cửa nên đổ bê tông đến đâu phải bịt cửa lại ngay đến đó tránh trào ra ngoài và đổ phần trên.

Thực hiện việc đổ bê tông cột lớp dưới cột hay bị rỗ do các cốt liệu to làm đọng lại ở đáy. Do đó, phải đổ 1 lớp vữa xi măng có độ dày khoảng 10 – 20 cm.

Hướng dẫn kỹ thuật đổ bê tông cột
Hướng dẫn kỹ thuật đổ bê tông cột

2.3. Sau khi đổ bê tông

a. Cách xử lý khi gặp sự cố trời mưa

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng mưa đến chất lượng bê tông. Từ đó quyết định có tiếp tục đổ bê tông không?

Thi công như bình thường nếu mưa nhỏ.

Trường hợp mưa lớn, thời gian kéo dài từ 30 phút – 60 phút rồi tạnh thì che bạt lại, tiếp tục thi công sau khi tạnh mưa.

Chú ý: Kiểm tra độ an toàn về đường xe vận chuyển, đường điện nước, mảng bê tông đang đổ dở.

Tạm dừng thi công hoàn toàn nếu mưa lớn kéo dài, không có khả năng tạnh trong 1 buổi. Khi tạnh mưa, kiểm tra chất lượng bê tông để có phương án xử lý tốt hơn.

Khi tạm ngưng thi công, cần tạo ra được mạch ngừng phẳng, vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu. Đợi cho đến khi bê tông đạt 25 daN/cm2 thì mới có thể thi công tiếp.

Trước khi đổ bê tông mới cần vệ sinh, tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ.

Đục bỏ những mảng bê tông không chất lượng, đánh cho sờn bề mặt, tưới nước xi măng lên trên.

Sử dụng các phụ gia để kết dính cho mạch ngừng.

Đặt sẵn lưới thép ở vị trí mặt dừng.

Đối với các trường hợp không xử lý được, cách tốt nhất là đập đi làm lại.

b. Tiêu chuẩn tháo cốp pha sau khi đổ bê tông

Sau khi đổ bê tông, chúng sẽ được chuyển vào trong tấm cốp pha để được bảo vệ. Đợi đến khi bê tông khô và chắc chắn hoàn toàn thì mới tháo cốp pha, tiêu chuẩn khoảng thời gian cụ thể như sau:

  • Kết cấu bê tông đủ sức bền để ổn định trong khoảng thời gian từ 3-4 tuần. Có thể dỡ cốp pha trong điều kiện 20 – 30 độ C. Có thể để bê tông càng lâu càng tốt nếu công trình xây dựng không quá gấp gáp.
  • Cần chống đỡ cấu kiện như dầm, sàn…bằng kim loại, gỗ một cách chắc chắn nhất trong trường hợp bắt buộc phải tháo cốp pha sớm hơn hơn tiêu chuẩn.

Kỹ thuật đổ bê tông cột đạt chuẩn

Kỹ thuật đổ bê tông cột đạt chuẩn

c. Tiêu chuẩn bảo dưỡng bê tông

Quá trình thủy hóa, đông kết và hóa cứng của xi măng phải cần đến nước (gọi là bảo dưỡng). Thực hiện bảo dưỡng bê tông ngay khi bề mặt bê tông đủ cứng, không vỡ.

Ở điều kiện trời nắng, cần che phủ bề mặt sau khi đổ bê tông 4 giờ. Tránh cho ánh nắng sẽ làm trắng bề mặt, ảnh hưởng cực lớn tới cường độ nhiệt của bê tông. Nên dùng nylon hay vải bố tẩm nước đặt lên bề mặt nếu trời quá nắng hoặc nhiệt độ quá cao để hiện tượng bốc hơi không được diễn ra nhanh. Khi trời mưa, sử dụng bạt che lại bê tông mà không cần tưới nước nữa.

Trong 7 ngày đầu, tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, cứ 3 tiếng thì tưới 1 lần. Vào ban đêm tưới ít nhất 2 lần.

Đến ngày thứ 8 chỉ cần tưới 3 lần là được.

Nên sử dụng hệ thống phun sương tưới nhẹ hàng. Hoặc nếu chỉ có vòi xịt thì điều chỉnh tốc độ chậm, phun hướng lên phía trên để nước tỏa ra đều và nhẹ ở bên dưới.

Chú ý: Không tưới nước trực tiếp lên trên bề mặt bê tông mới khô.

Nước bảo dưỡng cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn, đạt yêu cầu kỹ thuật như nước trộn.

Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để cho bê tông bị khô trắng mặt.

3. Lưu ý khi đổ bê tông cột

Để kỹ thuật đổ bê tông cột chính xác chỉ đổ bê tông cột nhà khi bê tông móng cột đã đông cứng, lúc đó, móng mới đủ để chịu tải.

Trước khi đổ bê tông cột phải làm sạch phần bê tông ở giữa cốt thép. Sau đó dội nước xi măng pha loãng để hai phần bê tông cũ mới dễ dàng liên kết với nhau.

Với các cột sát tường nhà bên cạnh, nếu chèn tấm cốp pha vào giữa khe cột và tường nhà bên thì sau này sẽ khó tháo dỡ. Do vậy, cần chèn tấm xốp vào thay cho vị trí tấm cốp pha đó. Sau khi đổ xong, có thể bỏ luôn mà không cần tháo dỡ.

Khi đổ bê tông cột có ít cốt thép, cần chú ý bảo đảm cốt thép không bị uốn cong hay bị xoắn. Cần chú ý đầm chọc kỹ ở các góc cạnh và gõ thành ngoài cốp pha, để cho bê tông không bị rỗ ở lớp bảo vệ. Chú ý để các đầu thép chờ từ móng cột phải định vị chính xác vị trí thép dọc của cột. Thép đai cột không nhất thiết phải giống nhau suốt chiều cao cột. Số lượng đai ở vị trí nối chồng thép (thường ở chân cột) cần tăng lên gấp đôi.

Tuyệt đối không được đổ bê tông rơi tự do cao quá 3m để tránh hiện tượng phân tần. Phải dùng máng nghiêng với độ cao trút vữa trên 2m. Sử dụng máng vòi với trường hợp đổ bê tông ở độ cao từ 5 đến 10m. Trong trường hợp cột cao trên 4m, cần phải tuân thủ việc mở cửa nhỏ trên thân cột ở độ cao 2m, khoảng giữa cột làm cửa trút vữa bê tông.

Mỗi lớp đổ có chiều dày không vượt quá 30cm.

Đầm bê tông bằng đầm chày. Có thể dùng vồ gõ ngoài cốp pha cho nước xi măng ra đến mặt ngoài bê tông hay gắn đầm cạnh vào để đàm.

Đổ bê tông đã cao lên đến miệng cửa nhỏ, mới sử dụng một tấm ván cửa đã được gia công từ trước để đóng kín cửa lại.

Sau khi đổ được lưng chừng cột, cần thả đầm vào để đầm làm việc, cho tới khi thấy nước xi măng rỉ ra từ các kẽ hộp cột.

Đổ bê tông, đầm xong cần điều chỉnh lại vị trí cốt thép sao cho đúng vị trí (theo tim cột) bởi quá trình đầm thường gây xo lệch, bị lệch tim, thường gây mất thời gian và phức tạp trong công đoạn chỉnh sửa sau này, khi bê tông đã ninh kết.

Lưu ý khi đổ bê tông cột
Lưu ý khi đổ bê tông cột

4. Khắc phục hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông

Phân tầng là hiện tượng thường thấy khi đổ bê tông, nhất là với kỹ thuật đổ bê tông cột.

Trong thực tế, khi thi công thường làm hộp cột không có cửa mở ở trên thân, vữa bê tông trút xuống từ trên miệng cột, rơi tự do xuống đất gây ra hiện tượng phân tầng. Những vật liệu như sỏi, đá chìm xuống làm cho chân cột đầy đá, song lại ít vữa xi măng.

Để khắc phục hiện tượng này có thể ghép hộp cột, đổ vữa xi măng cát xuống trước (theo tiêu chuẩn tỷ lệ xi măng – cát đó là ½ hoặc ⅓, lớp dày khoảng 20 – 30cm), sau đó tiến hành đổ vữa bê tông như bình thường.

Khắc phục hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông
Khắc phục hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông