Giàn giáo thép mạ kẽm đảm bảo an toàn, chất lượng công trình
Giàn giáo là một thiết bị không thể thiếu trong xây dựng, nó giúp đảm bảo độ an toàn cho con người thi công ở những công trình có độ cao lớn. Hiện nay, có rất nhiều loại giàn giáo khác nhau, tuy nhiên nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng công trình, xây dựng ADF đã đầu tư sử dụng toàn bộ hệ thống giàn giáo thép mạ kẽm để thi công công trình.
Xem thêm:
1. Giàn giáo là gì
Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng ở hầu hết các công trình xây dựng. Giàn giáo có kết cấu bền vững gồm 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít. Ngoài ra, giàn giáo là một hệ thống chống đỡ bằng khung cứng có nhiệm vụ đảm bảo cho ván khuôn ở một độ cao nhất định, chống và nhận tất cả các tải trọng tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có.
2. Các loại giàn giáo
Giàn giáo được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào chất liệu hay công dụng.
Nếu phân loại giàn giáo theo chất liệu sẽ có 2 loại là giàn giáo nhôm và giàn giáo thép.
Giàn giáo nhôm
Giàn giáo nhôm được sản xuất từ nhôm và hợp kim của nhôm. Vì vậy, giàn giáo nhôm có đặc điểm là nhẹ hơn giàn giáo thép, thao tác lắp ghép, tháo dỡ và vận chuyển dễ dàng.
Tuy nhiên, loại giàn giáo này lại có khả năng chịu tải trọng kém nên chúng chỉ được sử dụng đơn lẻ hoặc ghép 2 tới 3 bộ để làm nhà thấp chứ không được lắp ghép tương tự chiều cao như giàn giáo thép và không được sử dụng trong các công trình xây dựng lớn như nhà cao tầng.
Giàn giáo thép
Giàn giáo thép được làm bằng chất liệu thép hộp đen hay thép hộp mạ kẽm. Bởi các chất liệu này có độ bền, độ cứng, khả năng chịu lực, chịu tải trọng tốt hơn rất nhiều so với các chất liệu khác như nhôm. Vì vậy mà ta thường thấy các công trình xây dựng lớn như nhà cao tầng hầu hết đều sử dụng giàn giáo thép trong quá trình thi công.
Giàn giáo thép chỉ có mỗi nhược điểm là nặng, thao tác lắp ghép hơi khó khăn, vất vả và cần có nhiều người thực hiện hơn so với các giàn giáo khác.
Còn nếu dựa vào công dụng thường có 3 loại giàn giáo sau:
Giàn giáo nêm
Giàn giáo nêm được sử dụng chủ yếu để chống đỡ cho các công trình đang xây dựng bao gồm các bộ phận nhỏ để cấu tạo hệ thống thống như các đà chống, thanh giằng, chống consol, xiên chống, cột chống, kích chân, kích u,…
Quy cách chiều cao chống đứng của giàn giáo nêm là 1m, 1.5m, 2m, 2.5m, 3m tương ứng độ giằng ngang là 0.5m, 0.6m, 1m, 1.2m, 1.5m, được làm từ các thanh thép phi 42 hoặc 49 có độ dày là 2mm. Giàn giáo nêm có thể làm từ thép đen hoặc là thép mạ kẽm đều được.
Giàn giáo ring lock
Loại giàn giáo này có nguồn gốc xuất xứ từ các nước phát triển như Anh, Đức, Pháp, Ý,… và gần đây mới được du nhập vào thị trường Việt Nam. Hình dạng của giàn giáo ring lock trông khá giống mâm đĩa nên thường được gọi là giàn giáo đĩa.
Giàn giáo ring lock được nhiều nhà thầu lựa chọn sử dụng thi công ở các công trình xây dựng lớn, đặc biệt là các công trình sử dụng hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài bởi tính thẩm mỹ cao và tính an toàn cao.
Giàn giáo khung
Giàn giáo khung là loại giàn giáo thông dụng nhất hiện nay với kiểu dáng hình chữ H bao gồm 2 khung giàn được lắp ghép với 2 thanh chéo tạo nên kết cấu vững chắc và có thể lắp nhiều khung giàn để tạo độ cao theo yêu cầu.
Giàn giáo khung có nhiều kích thước khác nhau từ 0.9 đến 1.7m. Bên cạnh đó, loại giàn giáo này có ưu điểm lớn là lắp ráp rất linh động, đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện trong việc di chuyển đến công trình.
Thông thường, giàn giáo khung được làm từ ống thép tròn phi 42 có độ dày tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng từ 1.6 đến 2mm hoặc làm từ ống thép mạ đen hay ống thép mạ kẽm. Song, loại giàn giáo này thường được làm từ ống thép mạ kẽm hơn bởi độ bền cao và có thời gian sử dụng lâu dài.
Giàn giáo khung được chia ra làm 2 loại chính là giàn giáo khung làm bằng ống thép đen rồi sơn và giàn giàn giáo khung được làm bằng vật liệu ống thép mạ kẽm. Để so sánh giữa 2 loại giàn giáo khung này, mời bạn tìm hiểu những thông tin sau:
Giàn giáo ống thép đen sơn màu
Giá thành rẻ hơn so với giàn giáo thép mạ kẽm.
Lớp sơn bảo vệ dễ bị trầy xước khi bị va đập hay trong quá trình tháo dỡ dẫn đến thép nền bên trong dễ bị oxi hóa, rỉ sét, mục nát làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu, làm yếu khung giàn gây ảnh hưởng đến độ bền của giàn giáo. Từ đó gây tốn kém chi phí bảo dưỡng sơn sửa, thậm chí gây tai nạn nguy hiểm nếu không được phát hiện thường xuyên.
Giàn giáo ống thép mạ kẽm
Giá thành cao hơn so với giàn giáo khung thép đen sơn màu.
Độ bền cao, khả năng chịu tải tốt, khó bị trầy xước bởi được bảo vệ bởi lớp mạ kẽm rất chắc chắn.
Ít tốn kém chi phí bảo dưỡng.
Với những đặc tính nổi trội đó, tại xây dựng ADF chỉ sử dụng toàn bộ hệ thống giàn giáo thép mạ kẽm để thi công xây dựng, đặc biệt là những công trình có quy mô lớn, thời gian thi công dài như xây dựng nhà cao tầng nhằm đảm bảo an toàn lao động, hiệu quả làm việc và chất lượng công trình.