Nguyên nhân và cách xử lý trát tường không phẳng hiệu quả
Sự cố trát tường không phẳng, bị nứt nẻ khiến nhiều chủ đầu tư cảm thấy rất lo lắng và hoang mang. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách xử lý trát tường không phẳng như thế nào? Qua bài viết sau đây, xây dựng ADF sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Xem thêm:
1. Tại sao cần trát tường phẳng
Lớp trát có tác dụng bảo vệ công trình chống lại những tác nhân gây hại của môi trường, bảo vệ các kết cấu bên trong. Bên cạnh đó tường được trát phẳng sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của thời gian, chống lại những tác động xấu của môi trường như mưa, nắng, gió, bão,… khiến cho nhà dễ bị thấm, nứt, giúp làm tăng tuổi thọ, đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Ngôi nhà được trát cẩn thận, bề mặt phẳng nhẵn, vuông thành sắc cạnh sẽ gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
2. Nguyên nhân và cách xử lý tường trát không phẳng
Hiện nay có rất nhiều trường hợp sau khi đã trát tường xây dựng xong không được phẳng và hay xảy ra các hiện tượng nứt, nổ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do:
Do khí hậu
Đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm nên hiện tượng nứt trần, nứt tường, nứt cổ trần rất hay xảy ra.
Cách xử lý tường trát không phẳng:
- Sử dụng khe co giãn.
- Sử dụng các sản phẩm lớp phủ có khả năng đàn hồi cao lên đến 300%, ít bị lão hoá do tia tử ngoại mặt trời, tuổi thọ cao. Vì vậy có thể chống thấm, xử lý các vết nứt có chuyển vị lớn. Phạm vi áp dụng: xử lý chống thấm do nứt trần, các vết nứt tường, khe nứt trần thạch cao.
Do thi công trát
Các vết nứt nhẹ, cạn, phát triển theo nhiều phương thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch… thường do kỹ thuật tô tường không đúng (hồ trộn không đều, tường khô quá vẫn tô, hồ tô mỏng – tối thiểu phải 1cm, không dưỡng hộ đúng,… hoặc do việc trát hay sơn nước sai quy trình, không đúng kỹ thuật.
Các vết nứt phát phát triển về chiều dài, độ rộng theo thời gian. Nếu theo dõi khoảng 8 tháng thì vết nứt phát triển chủ yếu theo 6 tháng đầu, đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Do mastic đàn hồi nên chỉ khi vết nứt đủ lớn, cường độ kéo đủ lớn vượt qua cường độ kéo của mastic thì mới thấy được vết nứt dù nó đã nứt trước đó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Tường xây trong thời gian ngắn sau tô ngay dẫn tới độ ẩm khác nhau của mạch vữa và gạch. Mạch vữa không được miết gọn gàng, tường không phẳng khiến lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa.
- Mạch vữa không “no”, xây tường không chuẩn dẫn đến thẩm thấu qua mạch vữa. Khi xây tô xong nếu thiếu nước ,để phản ứng thuỷ hoá xảy ra không hết: cấp phối quá nhiều hoặc quá ít xi măng, tô tường vào thời điểm giữa trưa nắng, chà mặt quá kỹ, quá láng mà không trát hồ dầu, không tưới nước cho tường hoặc tưới rồi tô ngay.
- Hồ tô quá nhiều nước. Xi măng khi đông cứng trong môi trường không khí và xi măng đông cứng trong môi trường nước sẽ khác nhau. Sử dụng hồ tô xi măng mác cao, tạo ra những vùng ứng suất kéo cục bộ do sức căng bề mặt khi co ngót lớp hồ tô, gây kéo căng trên bề mặt khi hồ xi măng đông cứng do phản ứng thuỷ hoá và tạo cường độ. Đặc tính của xi măng khi đông cứng trong không khí thì sẽ bị co ngót thể tích.
- Trát quá dày (>2.5cm).
- Sử dụng vữa trộn 1 lần trong thời gian dài.
- Cát quá mịn, cát dùng xây tô chứa hàm lượng sét tương đối lớn.
- Các vết nứt vữa ở cột thường chủ yếu do bề mặt quá láng hoặc tô quá dày (>1.5 cm).
- Sử dụng loại gạch xây không đạt chất lượng như: gạch ép ướt nung theo công nghệ cổ truyền sẽ dễ bị nứt hơn gạch ép khô nung lò tuy-nen.
Cách xử lý tường trát không phẳng:
- Kẻ theo đường nứt bề rộng từ 5 ly – 1 phân, bắn keo silicon (loại sơn lên được) sau đó sơn lại.
- Đục hết lớp hồ tô, vệ sinh sạch sẽ, đóng lưới thép, rồi tô lại và sơn bả như lúc đầu.
- Đập nguyên bức tường ra để xây lại.
3. Hướng dẫn cách trát tường phẳng
3.1. Chuẩn bị trước khi trát tường
Chuẩn bị bề mặt trát
Hoàn thiện lắp đặt các loại dây, ống ngầm trong tường.
Đảm bảo mặt trát sạch và nhám để lớp vữa bám chắc.
Làm sạch, cọ rửa hết các vết bụi bẩn, dầu mỡ và tưới nước lên bề mặt trát.
Đối với trần bê tông cần xử lý để tạo độ nhám trước khi trát.
Phun nước lên bề mặt trát nhằm tăng độ bám dính của vữa, tránh lỗi nứt chân chim sau khi trát giúp quá trình trát tường được diễn ra nhanh chóng.
Công tác trộn vữa
Chuẩn bị dụng cụ: xô, xẻng đầu vuông, cuốc lưỡi tròn, rây để sàng xi măng, bột màu, sàng để lọc vôi, xe cút kít, xe cải tiến.
Sàng lọc cát trát qua sàng lưới 1.5 x 1.5mm để đảm bảo loại bỏ được các tạp chất, bùn, đất, rác, bẩn để khi trát tường phẳng, không bị nứt bề mặt.
Vữa trát phải đúng quy định, định mức trộn vữa trát mác 75 và tuân theo phương pháp trát tường phẳng, trộn vữa cần đúng quy định mới đảm bảo độ bám dính chuẩn xác. Định mức trộn vữa tam hợp cát vàng mác 75: Xi măng (kg) : Vôi cục (kg) : Cát vàng (m3) là 291,03 : 51 : 03.
Nên dùng vữa xi măng cát có mác lớn hơn hoặc bằng M7,5 với những vị trí tường thường xuyên tiếp xúc với nước, môi trường ẩm như nhà tắm, nhà vệ sinh để tăng khả năng chống thấm, tăng độ bám dính của lớp trát trên tường.
Trộn thật kỹ vữa khô trước khi thêm nước để tạo hỗn hợp vữa trát. Vữa vôi là trộn vôi với nước thật nhuyễn sau đó trộn với cát. Vữa tam hợp là trộn cát khô, xi măng rồi mới thêm nước nhuyễn. Qúa trình trộn khô cần phối đều cốt liệu, sau đó trộn nước theo tỉ lệ để tạo nên lượng vữa trát cần thiết.
Nên trộn loại vữa khô thật kỹ trước khi thêm nước để tạo hỗn hợp vữa trát.
- Vữa vôi là trộn vôi với nước thật nhuyễn rồi trộn với cát.
- Vữa tam hợp là trộn xi măng, cát khô rồi mới thêm nước nhuyễn.
- Quá trình trộn khô cần phối đều cốt liệu, rồi trộn nước theo tỉ lệ để tạo nên lượng vữa trát cần thiết.
Công tác đắp mốc (ghém tường)
Đặt mốc chính xác, nằm trên một mặt phẳng.
Chú ý mặt tường trát, ở vị trí 2 gốc xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần khoảng cách tầm 15 – 20cm, sau đó đóng đinh ở 2 vị trí xác định. Khi đóng đinh phải đảm bảo sao cho mặt mũ đinh cách tường bằng chiều dày của lớp trát.
Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, sử dụng dây cước căng ngang, cứ cách một đoạn 2m lại đóng một đinh và mũ đinh phải chạm với dây dọi.
Dùng mạch gỗ, đinh hoặc cột vữa để đánh dấu mốc. Với các cột vữa có bề rộng 8 – 12cm cách nhau 1,5 – 2cm, chiều cao cột vữa phải đúng bằng chiều dày lớp vữa hoàn thiện.
3.2. Hướng dẫn cách trát tưởng phẳng
Những dụng cụ trát tường cần chuẩn bị: bàn xoa, bay, thước,…
Quan sát bề mặt tường, đục bỏ đi những chỗ bị lồi, đắp vào những chỗ bị lõm để vữa phẳng. Có thể sử dụng phương pháp vẩy vữa ở mặt trát, tuy nhiên phải đảm bảo lớp vữa bám vào chỉ là một lớp mỏng, không được quá dày.
Phải trát từ trên xuống, không được trát từ dưới lên. Độ dày của lớp vữa tùy thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, loại sữa sử dụng, loại kết cấu và phương pháp thi công trát tường.
Độ dày lớp trát trần lý tưởng nhất là từ 10 – 12mm. Lớp trát có thể dày hơn, nhưng cần có biện pháp chống lở bằng cách trát thành nhiều lớp mỏng hay trát trên lưới thép.
Ngoài ra, để đảm bảo tường trát được phẳng cần phải:
- Vào vữa bằng bay, sử dụng bàn xoa để hoàn thiện lớp trát tường phẳng lì.
- Gạt lớp vữa dư từ dưới lên với thước tầm để tạo độ phẳng nhất định.
- Bù vữa vào các chỗ bị lõm.
- Khi vữa xe lại thì dùng bàn xoa liên tục để tạo độ phẳng cho bề mặt trát.
- Cần lưu ý ở chỗ lên vữa phải cán phẳng. Cán xong phải chờ khô và chờ mặt vữa se lại, dùng bàn gỗ để xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới. Mới đầu xoa thì vòng rộng, nặng tay. Đến khi bề mặt của tường phẳng rồi thì thực hiện động tác xoa nhẹ lại, xoa vòng hẹp dần. Cuối cùng, vừa xoa, vừa nhẹ nhàng nhấc bàn xoa ra khỏi bề mặt trát.
4. Những lưu ý khi trát tường phẳng
Bảo dưỡng bề mặt sau khi trát tường
- Tuyệt đối không được va chạm vào vị trí mới trát.
- Cần tưới nước cho ẩm mặt trát sau khi trát vài ngày, nhất là vào thời khô hanh, nắng gắt.
- 2 – 3 ngày đầu cần che nắng, che mưa cho chỗ trát.
Đảm bảo an toàn lao động
- Trát ngoài nhà phải sử dụng giàn giáo có lan can bảo hiểm, trát trong nhà phải che chắn tất cả các lỗ hổng trên mặt sàn.
- Điện phục vụ trát có điện thế < 36V
- Không sử dụng minium, bột đồng hay bột chì làm vữa màu.
Nghiệm thu, kiểm tra công tác trát tường
Mặt trát không được gồ ghề, lồi lõm mà phải phẳng cả theo chiều đứng và chiều ngang. Sử dụng thước tầm dài 2m (xem kẽ hở giữa thước và mặt trát) hoặc đèn neon áp sát tường để kiểm tra mặt trát.
- Các cạnh phải thẳng đứng, ngang bằng. Dùng nivô (ống thăng bằng) để kiểm tra phương nằm ngang và độ dốc. Để kiểm tra phương thẳng đứng, ta sử dụng dây dpi.
- Các góc phải vuông và cân đều.
- Những đường gờ, chỉ phải thẳng, dày đều, sắc và đúng thiết kế.
- Phải đủ các chi tiết và cấu tạo của vữa: bâng đai, mối nối, đầu giọt chảy,…
- Khi vữa khô, gõ vào mặt trát nếu nghe tiếng lộp bộp nghĩa là lớp trát bám chắc vào vật trát (bị rỗng), phải phá bỏ chỗ đó để trát lại.
- Không có vết nứt, sần sùi, lồi lõm và chỗ chưa chát.
- Nếu có chỗ bong, phồng thì phải phá rộng chỗ đó ra, miết chặt xung quanh, để cho vữa ráo nước mới trát lại.