Các loại móng nhà cơ bản cần biết trước khi xây nhà

Trước khi xây nhà, bạn nên tìm hiểu về các loại móng nhà bởi móng nhà là bộ phận chịu tải trọng toàn bộ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền. Vì vậy, móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng trong xây dựng, quyết định đến sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Móng của công trình có nhiều loại, tuy nhiên các loại móng phổ biến nhất hiện nay là: móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc. Các kỹ sư sẽ căn cứ vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà sẽ tính toán, quyết định và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn.

Qua bài viết này, xây dựng ADF xin được chia sẻ các thông tin về các loại móng công trình phổ biến nhất nhằm giúp bạn có phương án thi công an toàn và nhờ vào đó mà chọn được đơn vị thi công uy tín rõ ràng từng khâu để xây dựng lên một ngôi nhà vững chãi, bền bỉ.

Xem thêm:

 

Các loại móng nhà phổ biến nhất hiện nay
Các loại móng nhà phổ biến nhất hiện nay

 

1. Tìm hiểu về các loại móng nhà phổ biến nhất

1.1. Móng đơn

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

Đặc điểm

  • Giá thành rẻ.
  • Giới hạn chịu lực ở mức trung bình.
  • Tác dụng chịu lực tùy thuộc vào cấu tạo và mác bê tông.
  • Nằm riêng lẻ trên mặt đất, mặt bừng có thể hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn,… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của móng.

Ứng dụng

Cải tạo, gia cố hoặc xây dựng những công trình có tải trọng không quá lớn.

Các loại móng nhà - Móng đơn
Hình ảnh thực tế đơn

1.2. Móng bè

Móng bè trải rộng dưới toàn bộ công trình nhằm giảm áp lực của công trình lên nền đất.

Cấu tạo

  • Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
  • Chiều cao của bản móng tiêu chuẩn: 3200mm.
  • Kích thước của dầm móng tiêu chuẩn: 300×700m.
  • Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
  • Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22) và thép đai Φ8a150.

Đặc điểm

  • Có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất.
  • Giải tỏa sức nặng, tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Ứng dụng

  • Công trình có nhà kho và tầng hầm gửi xe.
  • Xây dựng nhà cấp 4, nhà 3 tầng có thời gian thi công nhanh và chi phí thấp.
  • Kết hợp các kỹ thuật xây dựng khác để xây dựng các công trình quy mô lớn như tòa nhà chung cư hoặc trung tâm thương mại.
Các loại móng nhà - Móng bè
Ảnh chụp thực tế móng bè

1.3. Móng băng

Móng băng có dạng một dải, có thể độc lập hay giao nhau (cắt nhau hình chữ thập) để đỡ tường và hàng cột. Để thi công móng băng thường là đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Đây là móng nông tức móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng trong khoảng dưới 2 – 3m hoặc sâu đến 5m trong một số trường hợp đặc biệt và thường được xây dưới tường hay dưới hàng cột.

Cấu tạo

  • Lớp bê tông lót có độ dày 100mm.
  • Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350mm.
  • Kích thước của dầm móng phổ thông: 300x(500-700)mm.
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Đặc điểm

  • Giảm bớt sự lún không đều.
  • Tăng độ cứng của công trình.
  • Giá thành phải chăng.

Ứng dụng

  • Khi chiều rộng móng tối đa khoảng < 1,5m.
  • Được dùng nhiều trong các công trình dân dụng.
Các loại móng nhà - Móng băng
Hình ảnh thực tế móng băng

1.4. Móng cọc

Móng cọc gồm có cọc và đài cọc được dùng để truyền tải trọng lượng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Để làm tăng khả năng chịu trọng tải lớn cho móng, người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Cọc cừ tràm hay cọc tre Việt Nam thường được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Mặt khác, ngày nay thường sử dụng cọc nhồi bê tông.

Cấu tạo

  • Gồm 2 thành phần chính: cọc và đài cọc.
  • Cọc có kết cấu chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng nền đất để đảm bảo cho công trình đạt đúng với yêu cầu.

Đặc điểm

  • Thi công nhanh gọn.
  • Khả năng chịu tải cực tốt.
  • Tiết kiệm vật liệu xây dựng.
  • Giảm khối lượng thi công công tác đất.
  • Có thể áp dụng cơ giới và các công nghệ tiên tiến để thi công.
  • Giá thành hợp lý.

Ứng dụng

  • Mực nước ngầm cao.
  • Điều kiện đất kém, đất không đạt tới độ sâu.
  • Tải trọng lớn và không thống nhất từ ​​cấu trúc thượng tầng được áp dụng.
  • Nền đất có sự thay đổi do vị trí gần lòng sông hoặc bờ biển,…
  • Có hệ thống thoát nước sâu hoặc kênh nước gần công trình đang xây.
Các loại móng nhà - Móng cọc
Ảnh chụp thực tế móng cọc

2. Mách bạn cách chọn loại móng phù hợp với mỗi công trình

Để lựa chọn được loại móng nhà phù hợp với công trình cốt yếu dựa vào 3 yếu tố quan trọng sau:

  • Tải trọng của công trình tác dụng xuống móng
  • Điều kiện địa chất, thủy văn của khu vực công trình xây dựng
  • Đặc điểm khí hậu, thời tiết của khu vực

Dựa vào 3 yếu tố trên kết hợp với kiến thức chuyên môn và quy trình kỹ thuật sẽ xác định và tính toán được:

  • Xác định cường độ tính toán của đất nền.
  • Xác định sơ bộ kích thước của đế móng và kiểm tra điều kiện áp lực tại đáy móng.
  • Kiểm tra điều kiện áp lực ở đỉnh lớp đất yếu.
  • Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn thứ nhất.
  • Tinh toán nền móng dựa vào trạng thái giới hạn thứ hai.
  • Tính toán độ bền với cấu tạo móng

Từ đó các kỹ sư sẽ lựa chọn được loại móng phù hợp nhất cho từng công trình cụ thể.