Nguyên nhân đổ bê tông bị rỗ và cách xử lý hiện tượng
Hiện tượng đổ bê tông bị rỗ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, tính thẩm mỹ, tiến độ thi công công trình và gây tốn kém chi phí xử lý. Vậy, hiện tượng bê tông bị rỗ do nguyên nhân gì và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích trong bài viết này cùng xây dựng ADF nhé!
Xem thêm:
1. Tìm hiểu chung về hiện tượng đổ bê tông bị rỗ
1.1. Hiện tượng đổ bê tông bị rỗ là gì
Đổ bê tông bị rỗ là hiện tượng sau khi bê tông hoặc sàn bê tông được hoàn thiện, tháo khuôn (cốp pha) xuất hiện những lỗ hổng nhỏ như đầu kim, hoặc 2 – 3cm hay hơn 3cm với tần suất dày. Bê tông có thể bị rỗ từ bề mặt đến bên trong bê tông và được chia ra làm 3 loại:
- Rỗ ngoài: rỗ trên bề mặt của bê tông.
- Rỏ sâu: rỗ qua lớp cốt thép chịu lực vào sâu bên trong.
- Rỗ xuyên: rỗ xuyên qua kết cấu.
Trong đó, những vết rỗ bề mặt phía ngoài bê tông là dễ nhận ra nhất. Các vết bọt khí bên trong bê tông cần phải mài hoặc cắt bê tông qua lớp bề mặt mới nhìn thấy.
1.2. Tác hại của việc đổ bê tông bị rỗ
Không nên xem thường hiện tượng rỗ bê tông vì độ dày của bê tông bảo vệ cốt thép theo thiết kế chỉ được phép vừa đủ. Bê tông bị rỗ mặt sẽ khiến cho chiều dày lớp bê tông bảo vệ nhỏ hơn mức quy định khiến nó sẽ không làm tròn chức năng bảo vệ cốt thép.
Đối với sàn hoàn thiện thì tốn rất nhiều công trám chét, làm khả năng chịu mài mòn của sàn bị giảm đi. Dù có thể khắc phục, song sàn bê tông mài bóng vẫn không đạt tới chất lượng cao nhất.
1.3. Nguyên nhân bê tông bị rỗ
Nguyên nhân chủ yếu gây lên hiện tượng đổ bê tông bị rỗ có thể là do trong lúc thi công, người thợ đã thao tác nâng cao xô vữa cách xa bề mặt đổ làm cho vữa bị rơi với gia tốc lớn. Quá trình đó khiến cho các cốt liệu nặng như sỏi, đá rơi xuống trước, vữa xi măng rơi xuống sau, bị tách ra không còn được đều như trong cối trộn (hiện tượng phân tầng). Bê tông đổ xong, không được đầm kỹ và đúng phương pháp cũng góp phần gây ra hiện tượng rỗ.
Đổ cốp pha không kín khít khiến cho vữa xi măng bị chảy mất, nhất là dưới chân móng, chân cột và đáy dầm.
Đổ ván gỗ có độ hút ẩm cao, trước khi đổ bê tông không tưới nước tạo đủ độ ẩm nhất là vào thời tiết hanh khô nên khi bê tông bị rỗ là do ván gỗ đã hút nước của bê tông.
Đổ đầm sót, đầm đối, đầm không đến độ sâu cần thiết, nhất là các vị trí không có mật độ thép dày.
Đổ cấp phối đá không hợp lý, cỡ đá to nhỏ không đồng đều.
Đổ trộn bê tông không đều.
Đổ bê tông quá khô.
Bản bê tông đổ quá dày khiến đầm bê tông không chọc vào được nên cốt liệu không được phân đều.
Lớp cốt thép ken quá dày làm cho các hạt cốt liệu lớn như sỏi, đá không lọt xuống được mà chỉ có vữa xi măng lọt xuống, tách rời thành từng tầng riêng.
2. Những lưu ý khi đổ bê tông không bị rỗ
– Nếu sử dụng bê tông tự trộn cần đảm bảo cấp phối đúng tiêu chuẩn và tỷ lệ khi trộn bê tông.
– Lắp dựng cốp pha kín khít và làm cốp pha đủ ẩm, đặc biệt phải chú ý trong thời tiết hanh khô.
– Trong trường hợp có ít cốt thép, thì phải đảm cốt thép không bị uốn cong và bị xoắn. Đổ bê tông cột dày cốt thép phải chú ý đầm chọc kỹ ở các góc cạnh và gõ thành ngoài cốp pha, để bê tông không bị rỗ ở lớp bảo vệ. Các đầu thép chờ từ móng cột phải định vị đúng vị trí thép dọc của cột. Thép đai cột không cần phải giống nhau suốt chiều cao cột, cần tăng gấp đôi số lượng đai ở vị trí nối chồng thép (thường ở chân cột).
3. Cách xử lý tình trạng đổ bê tông bị rỗ
Xử lý đổ bê tông bị rỗ mặt: đối với những vết rỗ nhỏ, nông, diện không rộng thì khắc phục bằng cách đục và trát vữa xi măng. Đầu tiên, đục toàn bộ các viên sỏi, đá và vữa tại chỗ bị rỗ, phun nước để rửa sạch, thấm khô nước rồi dùng vữa xi măng cát có cấp phối 1:2 hay 1:2,5 trát kín. Khi trát lấy bay miết mạnh hoặc vẩy cho vữa bám chắc vào phần bê tông trong. Nếu kết cấu ở vị trí có yêu cầu chống thấm cao, tốt nhất nên trát và bằng một lớp vữa polyme hoặc sử dụng vữa sợi composite. Còn với vết rỗ nông nhưng ở diện rộng, ở trên mặt đứng nên dùng súng phun vữa. Sau khi đục và rửa sạch toàn bộ diện bê tông rỗ xốp phun loại vữa xi măng có cấp phối 1:1,15- 1:4,4.
Với lỗ rỗ sâu: thường sử dụng biện pháp xử lý là đổ bê tông lại. Đục, rửa toàn bộ các vết rỗ, rồi thấm khô nước, dùng bê tông sỏi, đá nhỏ mác cao hơn mác bê tông kết cấu để đổ lấp đầy lỗ rỗ. Với các lớp rỗ trên mặt đáy, mặt nghiêng hay mặt đứng cần đục đục rộng hơn để mặt vát, ghép ván khuôn ngoài thành miệng phễu đè đổ bê tông. Phần bê tông thừa sau sẽ đục tẩy đi. Bảo dưỡng ẩm chỗ xử lý theo đúng quy phạm.
Đối với rỗ thấu suốt cần có biên pháp xử lý của bên thiết kế. Ngay từ khi phát hiện rỗ phải đảm bảo kết cấu được chống đỡ chắc chắn. Biện pháp xử lý tốt nhất đó là phun bê tông. Trước khi phun khô phải đục thải những cốt liệu cỡ lớn nằm trên bề mặt, vì không đủ lực bám dính kể cả trước và sau khi phun. Cần tạo ra một lớp vữa lót trước khi phun bê tông. Trước khi xử lý cần ghép ván khuôn chắc chắn.
Như vậy, có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đổ bê tông bị rỗ là do thi công không đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cùng việc sở hữu đội ngũ công nhân xây dựng có tay nghề cao và đội ngũ kỹ sư giám sát luôn túc trực tại công trường để đảm bảo quá trình thi công được thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, vì vậy ADF hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này, đảm bảo chất lượng bê tông của mỗi công trình sau khi thi công luôn đạt chuẩn.