Phong thủy mái nhà cần biết mang lại cát khí, tài lộc
Phong thủy mái nhà là một yếu tố quan trọng, bởi mái nhà là nơi có vai trò ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài và tài lộc của gia đình. Do đó, khi làm mái nhà, gia chủ cần chú ý đến những điều sau nhằm mang lại sự thuận lợi, cát khí cho gia đình. Cùng xây dựng ADF tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Xem thêm:
- Cách tính bậc cầu thang hợp phong thủy chuẩn nhất hiện nay
- 5 loại cây phong thủy tài lộc dễ trồng bạn nên biết
1. Thiết kế mái nhà khoa học
Xét về mặt khoa học, mái nhà giúp điều hòa không khí bên ngoài, che đậy và bảo vệ cho cả ngôi nhà nên kết hợp yếu tố khoa học cùng phong thủy mái nhà. Do đó, một mái nhà thiết kế đạt chuẩn phải thỏa mãn 3 yếu tố bài thủy – cách nhiệt – triệt lôi.
1.1. Yếu tố bài thủy
Yếu tố bài thủy chính là ngăn cản nước, sương khỏi nội thất và gia chủ bên trong ngôi nhà. Một mái nhà tốt phải có khả năng chống thấm nước cao, ngăn cách độ ẩm, sương nước và mưa gió bên ngoài.
Vật liệu lợp mái từ xưa tới nay cũng có nhiều thay đổi theo kịp tiến độ phát triển xã hội, từ rơm rạ, lá dừa cho đến thời điểm hiện tại là ngói, tôn, tấm lợp sinh thái,… Dù là nguyên liệu gì nhưng mái nhà vẫn phải đảm bảo độ dốc để thoát nước.
1.2. Yếu tố cách nhiệt
Ngoài việc đảm bảo tránh mưa, thì mái nhà cần ngăn cách nhiệt độ bên ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, khí nóng không khí để tạo không khí mát mẻ cho những ngày hè oi bức.
1.3. Yếu tố triệt lôi
Bên cạnh nhiệm vụ che mưa che nắng, mái nhà còn che chở các thành viên và nội thất trong nhà khỏi lôi điện, đây là yếu tố cần thiết và cực kỳ quan trọng, bởi nó liên quan tính mạng của mọi người trong nhà. Để đảm bảo phong thủy mái nhà, khi làm mái nhà cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn dưới đất.
2. Phong thủy mái nhà đối với từng kiểu mái
Phong thủy mái bằng
Trong phong thủy, mái bằng tương trưng cho hành Thổ với ý nghĩa bằng phẳng, vững chãi. Khi xây nhà nên xây theo hướng Nam, Tây Nam, hướng Tây để đón hành Hỏa và hành Kim tạo sự hài hòa.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên nâng nền nhà để giảm độ truyền nhiệt của ngôi nhà vào mùa hạ và mùa đông. Đối với mái bằng gỗ, nếu có dùng giấy dán tường thì nên sử dụng ván ốp mỏng hoặc vải sẽ tốt hơn. Mặt khác, dạng kiểu nhà Châu Âu thì gia chủ thay đổi vật liệu hợp chất hóa học bằng ván gỗ mỏng và gỗ dày để mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Đối với thiết kế mái hình tam giác, kiểu nhọn, mái dốc nhà kiểu nhọn
Dạng mái này thuộc hành Hỏa với hình dáng giống như ngọn lửa đang bùng cháy, tượng trưng cho nghị lực, mạnh mẽ và sự cầu tiến. Do hình dạng tam giác, dạng dốc hay kiểu nhọn nên mái có độ dốc lớn dễ làm không khí bị biến đổi. Do đó, với dạng mái này, cần thiết kế nhà theo hướng Đông Nam, hướng Đông để đón thuộc tính Mộc cho nhà mát mẻ vào mùa hè và tạo sự ấm áp vào mùa Đông, tránh làm nhà theo hướng Bắc, hướng Tây hoặc hướng Tây Bắc. Hoặc, gia chủ có thể cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mới nghiêng ra bên ngoài để tạo hành Hỏa sinh Thổ gia tăng vượng khí cho ngôi nhà.
Đối với mái hình vòm hay mái tròn
Trong phong thủy mái nhà, hình tròn, hình vòm hay bán nguyệt thuộc hành Kim. Khi xây dựng sẽ uốn sắt hay thép để tạo mái hình vòm, hình tròn cho kiến trúc. Đây là kiểu kiến trúc thường sử dụng ở các trung tâm nghiên cứu, tòa án, các ngành tài chính, kinh tế.
Với kiểu mái này, khi xây nhà nên thiết kế theo hướng Tây thuộc Kim và hướng Bắc thuộc Thủy, cần tránh hướng Đông, Nam tránh khí Mộc và Hỏa. Ngoài ra, toàn bộ mái nhà nên sơn màu xám để giống như kim loại.
Đối với mái cao vút
Đây là loại mái thuộc hành Mộc. Do đó, với thiết kế kiểu mái nhà này nên tránh xây nhà hướng Đông hành Thủy và hướng Tây hành Kim.
Đối với mái sóng lượn
Mái sóng lượn thuộc hành thủy, sóng lượn tượng trưng cho sự nhấp nhô, khó khăn nên rất ít ai xây dựng mái nhà kiểu này. Vì vậy, nếu gia chủ muốn áp dụng kiểu thiết kế mái nhà độc đáo này, nên tránh thiết kế nhà hướng Đông, Nam và Tây, chỉ hướng về hướng Bắc thuộc Huyền Vũ, hành Thủy sẽ tạo sự thuận lợi, suôn sẻ trong cuộc sống.
Mái nhà kiểu giữa cao, hai bên thấp
Đây là kiểu mái thuộc hành Hỏa. Dạng mái này có chính giữa hình ngọn núi dóc, cô độc nên khi mưa xuống thì bên thấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, khi xây mái nhà kiểu này, gia chủ cần chọn vật liệu có chất lượng tốt để không làm ảnh hưởng đến kiến trúc bên trong.
3. Những kiêng kỵ trong phong thủy mái nhà
– Điểm góc mái
Điểm góc mái hay còn gọi là điểm xung yếu nên mái nhà thời xưa thường được thiết kế các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa nhằm mục đích để giữ vững góc mái một cách tốt nhất. Theo phong thủy, nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế cửa chính diện với góc mái sẽ gây cảm giác bất an cho người ở và mang đến những điều không tốt cho ngôi nhà.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều ngôi nhà đều được thiết kế mái nhà kiểu hình tam giác giúp thoát nước dễ dàng, không gây ứ đọng nước và bụi bẩn trên nóc nhà.
– Cấu tạo của lợp mái
Những mẫu nhà truyền thống ngày xưa thường được thiết kế phần mái sẽ quay mặt dài về hướng Nam, khiến cho phần đỉnh mái nhà kép từ hướng Đông sang hướng Tây. Đồng thời, các gia đình đều sử dụng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt trên đỉnh của mái nhà và kết hợp treo thêm tấm bùa bát quái ở giữa để thể hiện sự trân trọng của chính gia chủ đối với ngôi nhà của mình.
Ngày nay, những ngôi nhà hiện đại không còn sử dụng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt trên đỉnh của mái nhà và kết hợp treo thêm tấm bùa bát quái ở giữa như trước, mà gia chủ thường thường đặt 2 cây xà gồ gần nhau trên đỉnh cho mình.
– Quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình”
Hiểu một cách đơn giản, theo quy tắc này, khi thiết kế nhà cần phải tránh những góc cạnh của mái đình, đền miếu, góc ao hướng chính diện trực tiếp sẽ mang đến những điều không tốt lành.
– Nóc nhà
Mái nhà thường sẽ được thiết kế theo hình tam giác có khe hở ở giữa hai đầu, nhằm mục đích thông khí và thoát khí tích tụ trong nhà ra bên ngoài. Tránh thiết kế cửa ra vào đối diện và nóc nhà đối diện nhau, vì điều này theo phong thủy mái nhà sẽ không tốt dễ làm hao tài tốn của.
– Cây đòn dông
Cây đòn tay và đòn dông đóng vai trò quan trọng không thể thiếu khi thiết kế mái nhà. Theo phong thủy, nêu đòn dông và đòn tay cấm kỵ chĩa thẳng sang nhà bên cạnh, cần phải bịt kín để tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.
– Màu sắc mái nhà
Gia chủ cần phải kiêng kỵ việc sử dụng mái lợp màu xanh. Thay vào đó nên sử dụng mái lợp màu đỏ hoặc màu nâu sẫm để mang lại nhiều vượng khí cho ngôi nhà thêm tài lộc, may mắn và phát tài.
4. Cách tính xà gồ đòn tay đảm bảo hợp phong thủy mái nhà
Có nhiều cách tính số lượng thả xà gồ (đòn tay) cho mỗi mái nhà, tuy nhiên phương pháp tính xà gồ Sinh – Trụ -Hoại – Diệt (Sinh – Lão – Bệnh – Tử) khi làm mái nhà được nhiều người áp dụng. Cách tính này như sau:
Đầu tiên, bạn cần hiểu Sinh – Trụ -Hoại – Diệt nghĩa là Xuân – Hạ – Thu – Đông. Trong 4 mùa thì hai mùa Xuân và Hạ là mang sức khỏe cùng tài lộc dồi dào nhất, còn mùa Đông và Thu mang đến những điều không tốt lành. Do đó khi chọn số lượng xà gồ (đòn tay) hải quay về chu kì của mùa Xuân hoặc mùa Hạ. Cụ thể cách tính xà gồ (đòn tay) trong phong thủy mái nhà như sau:
- Xà gồ đầu tiên là số (1) gọi là SINH
- Xà gồ thứ nhì là số (2) gọi là TRỤ
- Xà gồ thứ ba là số (3) gọi là HOẠI
- Xà gồ thứ tư là số (4) gọi là DIỆT
Và cứ lặp lại như vậy, xà gồ thứ năm là SINH, xà gồ thứ sáu là TRỤ,…Ta rút ra được công thức tính cho chu kì quay vòng là SINH = 4 x n +1, trong đó “n” là số chu kỳ lặp lại.
- n=1, SINH=[4 x 1 +1] = 5
- n=2, SINH=[4 x 2 +1] = 9
- n=3, SINH=[4 x 3 +1] = 13
- n=4, SINH=[4 x 4 +1] = 17
- n=5, SINH=[4 x 5 +1] = 21
- n=6, SINH=[4 x 6 +1] = 25
Số xà gồ (đòn tay) đẹp theo phương pháp tính xà gồ cho một mái nhà thường là SINH, TRỤ như bảng sau: