- 0968.037.444
Sự cố trát tường không phẳng, bị nứt nẻ khiến nhiều chủ đầu tư cảm thấy rất lo lắng và hoang mang. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách xử lý trát tường không phẳng như thế nào? Qua bài viết sau đây, xây dựng ADF sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Xem thêm:
Lớp trát có tác dụng bảo vệ công trình chống lại những tác nhân gây hại của môi trường, bảo vệ các kết cấu bên trong. Bên cạnh đó tường được trát phẳng sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của thời gian, chống lại những tác động xấu của môi trường như mưa, nắng, gió, bão,… khiến cho nhà dễ bị thấm, nứt, giúp làm tăng tuổi thọ, đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Ngôi nhà được trát cẩn thận, bề mặt phẳng nhẵn, vuông thành sắc cạnh sẽ gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp sau khi đã trát tường xây dựng xong không được phẳng và hay xảy ra các hiện tượng nứt, nổ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do:
Do khí hậu
Đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm nên hiện tượng nứt trần, nứt tường, nứt cổ trần rất hay xảy ra.
Cách xử lý tường trát không phẳng:
Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trát tường không phẳng
Do thi công trát
Các vết nứt nhẹ, cạn, phát triển theo nhiều phương thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch… thường do kỹ thuật tô tường không đúng (hồ trộn không đều, tường khô quá vẫn tô, hồ tô mỏng – tối thiểu phải 1cm, không dưỡng hộ đúng,… hoặc do việc trát hay sơn nước sai quy trình, không đúng kỹ thuật.
Các vết nứt phát phát triển về chiều dài, độ rộng theo thời gian. Nếu theo dõi khoảng 8 tháng thì vết nứt phát triển chủ yếu theo 6 tháng đầu, đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Do mastic đàn hồi nên chỉ khi vết nứt đủ lớn, cường độ kéo đủ lớn vượt qua cường độ kéo của mastic thì mới thấy được vết nứt dù nó đã nứt trước đó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Cách xử lý tường trát không phẳng:
Chuẩn bị bề mặt trát
Hoàn thiện lắp đặt các loại dây, ống ngầm trong tường.
Đảm bảo mặt trát sạch và nhám để lớp vữa bám chắc.
Làm sạch, cọ rửa hết các vết bụi bẩn, dầu mỡ và tưới nước lên bề mặt trát.
Đối với trần bê tông cần xử lý để tạo độ nhám trước khi trát.
Phun nước lên bề mặt trát nhằm tăng độ bám dính của vữa, tránh lỗi nứt chân chim sau khi trát giúp quá trình trát tường được diễn ra nhanh chóng.
Hướng dẫn trát tường phẳng
Công tác trộn vữa
Chuẩn bị dụng cụ: xô, xẻng đầu vuông, cuốc lưỡi tròn, rây để sàng xi măng, bột màu, sàng để lọc vôi, xe cút kít, xe cải tiến.
Sàng lọc cát trát qua sàng lưới 1.5 x 1.5mm để đảm bảo loại bỏ được các tạp chất, bùn, đất, rác, bẩn để khi trát tường phẳng, không bị nứt bề mặt.
Vữa trát phải đúng quy định, định mức trộn vữa trát mác 75 và tuân theo phương pháp trát tường phẳng, trộn vữa cần đúng quy định mới đảm bảo độ bám dính chuẩn xác. Định mức trộn vữa tam hợp cát vàng mác 75: Xi măng (kg) : Vôi cục (kg) : Cát vàng (m3) là 291,03 : 51 : 03.
Nên dùng vữa xi măng cát có mác lớn hơn hoặc bằng M7,5 với những vị trí tường thường xuyên tiếp xúc với nước, môi trường ẩm như nhà tắm, nhà vệ sinh để tăng khả năng chống thấm, tăng độ bám dính của lớp trát trên tường.
Trộn thật kỹ vữa khô trước khi thêm nước để tạo hỗn hợp vữa trát. Vữa vôi là trộn vôi với nước thật nhuyễn sau đó trộn với cát. Vữa tam hợp là trộn cát khô, xi măng rồi mới thêm nước nhuyễn. Qúa trình trộn khô cần phối đều cốt liệu, sau đó trộn nước theo tỉ lệ để tạo nên lượng vữa trát cần thiết.
Nên trộn loại vữa khô thật kỹ trước khi thêm nước để tạo hỗn hợp vữa trát.
Công tác đắp mốc (ghém tường)
Đặt mốc chính xác, nằm trên một mặt phẳng.
Chú ý mặt tường trát, ở vị trí 2 gốc xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần khoảng cách tầm 15 – 20cm, sau đó đóng đinh ở 2 vị trí xác định. Khi đóng đinh phải đảm bảo sao cho mặt mũ đinh cách tường bằng chiều dày của lớp trát.
Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, sử dụng dây cước căng ngang, cứ cách một đoạn 2m lại đóng một đinh và mũ đinh phải chạm với dây dọi.
Dùng mạch gỗ, đinh hoặc cột vữa để đánh dấu mốc. Với các cột vữa có bề rộng 8 – 12cm cách nhau 1,5 – 2cm, chiều cao cột vữa phải đúng bằng chiều dày lớp vữa hoàn thiện.
Những dụng cụ trát tường cần chuẩn bị: bàn xoa, bay, thước,…
Quan sát bề mặt tường, đục bỏ đi những chỗ bị lồi, đắp vào những chỗ bị lõm để vữa phẳng. Có thể sử dụng phương pháp vẩy vữa ở mặt trát, tuy nhiên phải đảm bảo lớp vữa bám vào chỉ là một lớp mỏng, không được quá dày.
Phải trát từ trên xuống, không được trát từ dưới lên. Độ dày của lớp vữa tùy thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, loại sữa sử dụng, loại kết cấu và phương pháp thi công trát tường.
Độ dày lớp trát trần lý tưởng nhất là từ 10 – 12mm. Lớp trát có thể dày hơn, nhưng cần có biện pháp chống lở bằng cách trát thành nhiều lớp mỏng hay trát trên lưới thép.
Ngoài ra, để đảm bảo tường trát được phẳng cần phải:
Cách trát tường phẳng đẹp
Bảo dưỡng bề mặt sau khi trát tường
Đảm bảo an toàn lao động
Lưu ý khi trát tường
Nghiệm thu, kiểm tra công tác trát tường
Mặt trát không được gồ ghề, lồi lõm mà phải phẳng cả theo chiều đứng và chiều ngang. Sử dụng thước tầm dài 2m (xem kẽ hở giữa thước và mặt trát) hoặc đèn neon áp sát tường để kiểm tra mặt trát.